Kỹ thuật nuôi cua đồng đơn giản

Kỹ thuật nuôi cua đồng đơn giản

Nuôi cua đồng đang là nghề rất hấp dẫn nhiều hộ nông đân ở mọi miền quê vì kỹ thuật  đơn giản, dễ nuôi, sớm cho thu hoạch, đầu tư chi phí thấp nhưng đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao. Cua đồng có thể nuôi trong ao hoặc nuôi kết hợp trong ruộng lúa tuỳ điều kiện cụ thể của mỗi nhà, mỗi vùng.

1. Chuẩn bị ao ruộng nuôi cua đồng

Ruộng nuôi hoặc ao nuôi phải đảm bảo có đủ nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm cung cấp chủ động thường xuyên; có cống lấp và cống thoát nước riêng biệt. Đáy ao tốt nhất là đất thịt, có phủ một lớp bùn dày khoảng 20cm. Diện tích ao nuôi có thể rộng từ 300 đến 1000m2, độ sâu 0,8-1,2m, xung quanh bờ được rào chắn bằng tre, tấm nhựa hoặc lưới cước đặt nghiêng về phía ao không cho cua thoát ra ngoài được.

cua đồng
Chuẩn bị ao nuôi cua đồng

Với những ruộng lúa nuôi cua kết hợp nên chọn diện tích từ 1/3-2/3 ha là vừa, ruộng băng phẳng. Nền ruộng tốt nhất là dất thịt. Xung quanh bờ ruộng phải có rào chắn (có thể xây bằng gạch, tấm Fibro xi măng hoặc các tấm nhựa cao 40-60cm) ngăn không cho cua thoát ra khỏi ruộng. Nên bố trí hệ thống mương nuôi băng hai cách: đào mương rộng 4-6m, sâu 1-1,5m ở các góc ruộng, diện tích mương nuôi bằng 5% diện tích mặt ruộng; đào mương bao quanh và mương giữa với tổng diện tích các mương đạt khảong 15-20% diện tích mặt ruộng.

Các cống thoát nước phải được rào chắn bằng đăng tre hoặc lưới cước, đầm chắc nơi đặt cống để hạn chế cua đào hang trốn ra ngoài.

Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc ao tôm trong mùa mưa

2. Cải tạo ao nuôi:

– Trước khi thả giống 1-2 tuần, bà con tiến hành tháo cạn hết nước để diệt hết dịch hại của cua và diệt mầm bệnh bằng cách rải đều 7-10kg vôi bột/ 100m2, phơi nắng 2-3 ngày sau đó cấp nước vào ao, đối với ruộng thì cho nước vào để cấy lúa, không cho nước tràn lên mặt ruộng, chỉ khi nào lúa sắp làm đòng mới cấp nước lên ruộng cho cua từ các mương lên theo tìm kiếm thức ăn mà không làm ảnh hưởng đến cây lúa.

cua đồng
Kỹ thuật nuôi cua đồng

– Gây màu nước cho ao và các mương nuôi trong ruộng bằng phân chuồng hoặc phân hoá học để tạo điều kiện cho các động vật phù du phát triển làm thức ăn cho cua giống lúc mới thả.

– Chất chà bằng các cành lá trong ao, mương nuôi trên ruộng làm nơi trú ngụ cho cua lúc cua lột xác tránh bị hao hụt. Có thể thả thêm bèo tây, bè rau muống, rau dừa nước… để che phủ mặt ao những ngày nắng nóng, độ che phủ chỉ khoảng 1/3 diện tích mặt ao hoặc mương nuôi là vừa.

Xem thêm: Kỹ thuật nuôi lươn trong bể lót bạt đạt hiệu quả kinh tế cao

3. Chọn giống và thả giống:

Thời vụ thả giống tốt nhất từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm. Chọn những con giống khoẻ mạnh, không bị bệnh tật, dị hình, màu sắc tươi sáng không bị đóng rong thả nuôi ở mật độ khoảng 10-15 con/m2 với nuôi ao, 5-7 con/m2 nuôi ruộng. Nên chọn nhiều cua đực để nuôi vì lớn nhanh, góp phần tăng năng suất và giá trị thương phẩm. Không nên thả cua giống trực tiếp xuống ao hoặc mương nuôi ngay mà nên thả ở mép bờ ao cho cua bò dần xuống ao, ruộng nhằm tránh để cua bị sốc môi trường.

4. Chăm sóc cua đồng:

– Thức ăn của cua rất đa dạng, thiên về động vật bao gồm: cá tạp, ốc, hến, khoai lang, khoai mỳ băm nhỏ cho vừa cỡ miệng cua.

– Khẩu phần ăn hàng ngày từ 5-8% khối lượng cua trong ao, ruộng và được chia làm 2 lần trong ngày: sáng sớm cho ăn từ 30-40%, chiều tối cho ăn số còn lại. Chú ý thức ăn phải tươi mới, không được cho cua ăn thức ăn dư thừa, ôi thiu, ẩm mốc.

cua đồng
Kỹ thuật chăm sóc cua đồng

– Nên cho cua đồng  ăn vừa đủ, không để dư thừa vừa tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, vừa giúp tiêu hoá tốt hơn, lớn nhanh hơn, vừa tránh ô nhiễm môi trường và đảm bảo chất lượng nước, Cần đạt một số sàng ăn trong ao, ruộng nuôi để đánh giá tình trạng bắt mồi của cua, căn cứ tình hình thời tiết mà điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.

– Thường xuyên thay nước cho ao, ruộng nuôi cua khoảng 1 tuần/ lần nhằm kích thích cua lột xác mạnh. Mỗi lần thay nước chỉ từ ¼ -1/3 mực nước trong ao, mương, không thay nhiều làm cua dễ bị sốc.

– Định kỳ bón vôi cho ao, ruộng nuôi khoảng 2 tuần/ lần với lượng từ 2-3kg/100 m2 bằng cách hoà tan vôi trong nước, để lắng, lấy nước trong tạt đều khắp mặt ao, mương nuôi.

– Thường xuyên kiểm tra đăng chắn, bờ rào, các cống cấp và thoát nước đảm bảo chắc chắn không để cua thoát ra ngoài được.

Xem thêm: Một số lưu ý khi nuôi tôm trong mùa nắng

5. Thu hoạch cua đồng 

Khi cua đạt kích thước thương phẩm, được giá cao có thể tiến hành thu hoạch bằng cách đặt lờ, lợp, kéo lưới… để thu tỉa hoặc tát cạn bắt bằng tay để thu toàn bộ. Chọn những con cua đòng to để bán, giữ lại những con nhỏ nuôi tiếp cho vụ sau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *