Kỹ thuật nuôi lươn trong bể lót bạt đạt hiệu quả kinh tế cao

Kỹ thuật nuôi lươn trong bể lót bạt đạt hiệu quả kinh tế cao

Nuôi lươn trong bể bạt là kết quả nghiên cứu thành công của ngành Thủy sản phối hợp với các Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư triển khai trong mùa mưa lũ hiện đang được phổ biến rộng, nhất là với bà con vùng đồng bằng sông Cửu Long vì tính hiệu quả: chỉ cần diện tích nhỏ, vốn đầu tư ít, dễ quản lý, dễ chăm sóc nhưng đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao. Theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn, khi nuôi lươn đồng trong bể lót bạt bà con cần làm tốt những yêu cầu dưới đây:

1. Thời vụ

Lươn đồng thường sinh sản vào khoảng tháng 4-5 dương lịch bà con nên tìm bắt lươn giống trong tự nhiên để thả nuôi lươn thịt từ tháng 6 dương lịch, nuôi 5-6 tháng thì thu hoạch.

Lươn đồng
Cách nuôi lươn

2. Chuẩn bị bể nuôi

Chọn vị trí yên tĩnh, có bóng mát, ít người qua lại, thuận tiện cho việc cấp và tiêu nước; thuận tiện cho việc làm mái che hoặc trồng cây che nắng, gió.

– Cắm trụ, dùng bạt nylon loại dày không thoát nước quây dựa vào các trụ tạo thành bể cao 1-1,2m, kích thước 6-10m2 (bể nhỏ), 30-80m2 (bể lớn)

Xem thêm: Kỹ thuật nuôi cá bống tượng trong bể đất lót Nylon

– Dùng đất sạch không nhiễm thuốc bảo vệ thực vât, phơi nắng kỹ , rải một lớp dày 20-30cm ở đáy bể. Với các bể to, có thể rải 2/3 diện tích bể bằng lớp đất dày 40cm.

– Tháo nước vào sau khi đã lọc kỹ, diệt khuẩn và ký sinh trùng. Mực nước khoảng 50-60cm. Thả lục bình (bèo Nhật Bản) để tạo bóng râm làm nơi trú ngụ cho lươn.

Chú ý: Trước khi thêm nước vào bể nuôi cũng phải lọc khử khuẩn, diệt hết mầm bệnh, ấu trùng ký sinh nhằm hạn chế bệnh cho lươn.

3. Chuẩn bị nuôi lươn giống

Lươn giống được khai thác ngoài tự nhiên. Với các tỉnh phía Bắc lươn thường đẻ vào tháng 3-4 dương lịch, ở miền Nam tháng 5-6 và tháng 8-9 dương lịch.

– Bắt lươn con về ương nuôi bằng cách cho mồi (giun, thịt cá chết) vào lờ hoặc dùng đèn, đuốc soi, dùng vợt đón vớt ở các cửa hang ở mương, ao,  bờ ruộng có nhiều cỏ mọc. Thời gian vợt lươn tốt nhất là lúc chiều tối, khi lươn đi kiếm mồi.

Kỹ thuật nuôi lươn
Kỹ thuật nuôi lươn

– Vớt trứng lươn về ấp: Tìm hang lươn thấy chúng phun bọt trước tổ thì vớt lấy trứng đem về ngâm dung dịch xanh Metthylen 1/50.000 trong 10-15 phút, ngâm trong 2 ngày, mỗi ngày 1 lần. Ở nhiệt độ 25-30oC, trứng nở sau 7 ngày. Sau 10 ngày khi hết noãn hoàng, lươn con dài khoảng 2cm có thể cho ăn lòng đỏ trứng gà luộc chín, tảom giun, ốc xay nhuyễn.

– Ương nuôi lươn con trong xô nhựa, lu, khạp có thành trơn láng. Mật độ thả ương 200-300 con/m2, treo các búi dây Nylon để lươn bám vào thở. Thay nước hàng ngày sau khi cho ăn. Sau khoảng 20 ngày chọn những con khoẻ thả vào ao hoặc bể lót bạt để nuôi lươn thịt.

Xem thêm: Kỹ thuật nuôi cá trê mang lại hiệu quả kinh tế cao

– Tiêu chuẩn chọn lươn giống: Chọn lươn đồng đều, cùng kích cỡ để tránh chúng ăn thịt những con nhỏ hơn. Chọn những con khoẻ mạnh, có màu da sáng, nhiều nhớt, hoạt động nhanh nhẹn, không xây sát, không đỏ rốn. Theo kinh nghiệm nhiều người cho thấy: những con lươn có màu vàng sẫm thường phát triển tốt nhất,màu vàng xanh phát triển bình thường, màu xám tro chậm lớn.

– Không chọn những có lươn câu bằng lưỡi câu, nhử thuốc hoặc xiệc điện hay bị vuốt làm gãy sống lưng thường yếu, chậm lướn, không hiệu quả.

4. Thả giống

Tắm lươn bằng nước muối 3-5% cho 3-5 phút để sát trùng và loại bỏ những con yếu trước khi thả vào bể. Mật độ thả thích hợp từ 20-25 con/m2, kích thước lươn giống tốt nhất là 40-60 con/kg.

Kỹ thuật chăm sóc lươn
Kỹ thuật chăm sóc lươn

5. Thức ăn

Có thể tận dụng nguồn thức ăn trong thiên nhiên mùa nước nổi như cua, ốc hến, cá tạp, tép,… và các loại thức ăn khác như giun đát, trùn quế, cám, bã đậu, các loại rau quả xay nhuyễn. Cho thêm thức ăn bổ sung như Vitamin C, đa vitamin để tăng sức đề kháng, men vi sinh hỗ trợ tiêu hoá, thức ăn viên của cá da trơn, tấm cám nấu chung bột cá, ốc băm. Thức ăn phải tươi sống, vệ sinh; không được cho lươn ăn thức ăn cũ đã ôi thiu.

6. Cho lươn ăn

Cho thức ăn vào sàn ăn để cho lươn ăn 1-2 lần/ ngày vào những giờ cố định (sáng và chiều, bữa chính từ 4-6 giờ chiều là tốt nhất). Với lươn nhỏ, lượng thức ăn thích hợp là 3-4% so với khối lượng lươn trong bể, lươn lớn là 5-8%. Không để lươn thiếu thức ăn chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau. Sau khi lươn ăn khoảng 2-3 giờ, vớt bỏ hết thức ăn dư thừa khỏi bể nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường nước.

Những hôm trời âm u, lạnh và có mưa bà con nên giảm bớt lượng thức ăn so với bình thường để tránh dư thừa. Khi thay đổi thành phần thức ăn nên thay đổi từ từ để lươn thích nghi dần. Khi lươn lớn có thể cho cá con còn sống, thả vào bể nuôi để lươn tự bắt mồi.

Xem thêm: Kỹ thuật sản xuất giống cá tràu đen

7. Chăm sóc

– Giữ nước luôn sạch, hàm lượng Oxy hoà tan phải trên 2mg/l. Khi thấy lươn nổi đầu hàng loạt lên mặt nước để thở do thiếu Oxy thì phải thay nước ngay.

– Định kỳ thay nước 4-7 ngày/ lần tuỳ theo mật độ thả thưa hay dày và loại thức ăn, chất lượng thức ăn.

– Khi trời nắng nóng nên nâng mức nước trong bể khoảng30-40cm, che chắn để duy trì nhiệt độ trong bể khoảng 23-28oC. Khi nhiệt độ thấp nên tháo cạn nước trong bể, đắp lên đáy bể một lớp rơm hay cỏ để giữ ẩm và luôn thông khí cho lươn thở.

– Kiểm tra, gia cố bể thường xuyên, tránh để lươn bò đi mất theo chỗ Nylon thủng, rách.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *