Phòng trừ bệnh tụ huyết trùng trên trâu bò

Phòng trị bệnh tụ huyết trùng trên trâu bò

1. Xác định nguyên nhân gây bệnh

1.1. Nhận biết đặc điểm bệnh

Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò là bệnh truyền nhiễm do vi trùng tụ huyết trùng gây ra. Trên thế giới bệnh tụ huyết trùng trâu, bò đã có từ lâu. Ở nước ta bệnh có ở khắp nơi đã gây nên những ổ dịch lẻ tẻ. Bệnh xuất hiện quanh năm. Bệnh ít lây lan và thường xảy ra đột ngột.

1.2. Nhận biết mầm bệnh

 Do vi trùng tụ huyết gây ra, vi trùng tồn tại trong thiên nhiên (đất, nước…), ở niêm mạc đường hô hấp trên của một số động vật. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm sẽ tăng cường độc gây bệnh. Vi trùng dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ, ánh sáng mặt trời và các chất sát trùng thông thường. Trong cơ thể gia súc bệnh, chứa chất vi khuẩn: máu, lách, gan, tuỷ xương, phổi… Vi khuẩn xâm nhập qua đường tiêu hoá như: thức ăn, nước uống, có thể qua đường hô hấp.

Bệnh tụ huyết trùng ở trâu bò
Bệnh tụ huyết trùng ở trâu bò

2. Nhận biết triệu chứng bệnh

2.1. Triệu chứng cục bộ

Hạch hầu, trước vai thường bị sưng. Khó nuốt, khó thở, cuống lưỡi sưng to (trâu 2 lưỡi), chân yếu.

Xem thêm: Phòng trị bệnh tả trên trâu bò

2.2. Triệu chứng toàn thân

 Thể quá cấp (thể kịch liệt): bệnh xảy ra nhanh, con vật có triệu chứng thần kinh như: đập đầu vào tường, giãy giụa, run rẩy, ngã xuống rồi chết (có thể trong 24h).

Thể cấp tính: thời kỳ nung bệnh ngắn (1 – 3 ngày). Con vật mệt, không nhai lại, thân nhiệt tăng (40 – 42oC), niêm mạc mắt, mũi đỏ rồi tái xám. Vật ho từng cơn, nước mũi chảy ra. Có hiện tượng chướng hơi. Hạch hầu, trước vai thường bị sưng. Khó nuốt, khó thở, cuống lưỡi sưng to (trâu 2 lưỡi), chân yếu.

Triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở trâu bò
Triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở trâu bò

3. Nhận biết bệnh tích của bệnh

3.1. Bệnh tích bên ngoài

Bệnh tích chung: tụ huyết, xuất huyết ở tổ chức liên kết dưới da, bắp thịt ướt có màu tím.

3.2. Bệnh tích bên trong

Bệnh tích điển hình: hạch lâm ba thủy thũng, cắt ra có nhiều nước vàng. Màng phổi lấm tấm xuất huyết. Phổi viêm, tim xuất huyết.

4. Chẩn đoán bệnh

 – Lâm sàng + Dịch tễ: dựa vào triệu chứng điển hình cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh như: dịch tả, nhiệt thán, ký sinh trùng đường máu…

Xem thêm: Phòng trị bệnh nhiệt thán trên trâu bò

– Tính chất dịch tễ như: mùa vụ phát bệnh.

4.1. Chẩn đoán lâm sàng

– Lâm sàng + Dịch tễ: dựa vào triệu chứng điển hình cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh như: dịch tả, nhiệt thán, ký sinh trùng đường máu…

– Tính chất dịch tễ như: mùa vụ phát bệnh.

4.2. Chẩn đoán phân biệt:

Cần phân biệt với bệnh nhiệt thán: Có các ung nhiệt thán ở trên da một số vùng của cơ thể; bệnh dịch tả: Có hiện tượng ỉa chảy nặng (vọt cần câu)…

Phòng trừ bệnh tụ huyết trùng ở trâu bò
Phòng trừ bệnh tụ huyết trùng ở trâu bò

5. Phòng và trị bệnh

5.1. Phòng bệnh:

+ Vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống, tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, sử dụng trâu, bò đúng kỹ thuật.

+ Dùng vắc xin: vắc xin vô hoạt (keo phèn) liều 2 – 3ml/con, miễn dịch trong vòng 6 tháng (chú ý không tiêm cho trâu, bò ốm yếu, gần đẻ, hay mới đẻ).

Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm rơm trên rơm rạ

5.2. Trị bệnh tụ huyết trùng

+ Dùng kháng huyết thanh đa giá; có thể dùng để phòng, bao vây dập tắt dịch (liều chữa gấp 2 lần liều phòng).

+ Dùng kháng sinh: Sulfamethazin; Sulfamerazin; Sulfathiazon; Streptomycin; oxtetraxylin; Kanamycine; Gentamycine… kết hợp thuốc vitamin B1, cafein…

+ Chú ý hộ lý, chăm sóc tốt gia súc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *