Nội dung bài viết
Cách nuôi lươn nơi có nước chảy
1. Xây khu ao nuôi lươn
Nơi có nguồn nước chảy quanh năm như gần nhà máy thuỷ điện, gần suối nước nóng. Cho nước chảy nhẹ qua ao, nếu dùng phương pháp nước chảy tự nhiên giá thành thấp hơn dùng điện lực. Nơi có nước ấm để qua đông lươn nuôi vẫn lớn.
Mỗi ao (bể) xây ở trong nhà bằng gạch, xi măng rộng từ 2-3m2 thành bể cao 40cm, có cửa nước vào ở phía trên, cửa tháo nước thấp ở phía dưới đáy.
Cống tháo nước 1 cái sát đáy, 1 cái đặt cách đáy 4-5cm. Miệng cống bọc lưới sắt.
Có thể xây các bể thành hàng và thành các dãy khu vực nuôi. Hàng cách hàng và các bể cách nhau. Các rãnh nước rộng 15-30cm thông với nhau.
Xung quanh khu vực nuôi xây tường bao quanh từ 0,8-1m, cùng làm mương dẫn nước vào, nước ra.
Xem thêm: Phương pháp nuôi lươn thông thường
2. Nuôi thả giống:
Khi xây bể xong phải đóng nút, bơm đầy nước, ngâm một tuần tháo cạn ( làm lặp lại như trên) lần sau cho nước, bịt xuống sát đáy, cho nước ngập 4-5cm, cho nước chảy nhẹ liên tục qua các ao, rồi bắt đầu thả giống.
Mật độ thả 4-5kg/m2.
Số lượng con tuỳ cỡ to nhỏ. Thời gian nuôi từ tháng 5-11, tỷ lệ sống 90%, cỡ thu hoạch 6-10 con/kg.
Xem thêm: Những hiểu biết cơ bản khi nuôi lươn
3. Cho ăn:
Thả giống xong 2-3 ngày đầu không cho ăn, sau đó cho ăn giun và thức ăn khác, có luyện như nuôi lươn ở điều kiện nước tĩnh.
Khi cho ăn phải điều tiết nước, tăng lưu tốc và thả thức ăn vào kích thích lươn đến ăn nhanh. Cho ăn tại cửa cống vào, thức ăn phân tán dần, lươn tập trung đến đây.
4. Quản lý chăm sóc
Theo cách nuôi này luôn đảm bảo trong sạch, lươn không bò đi được, điều chỉnh cho nước chảy liên tục, cho ăn đầy đủ. Phòng chống chuột rắn và các độc hại khác.
Sau khi nuôi vài tháng , thấy lươn có nhiều cỡ khác nhau phải phân loại để nuôi, tránh hiện tượng lươn lớn không đồng đều.
Xem thêm: Phương pháp nuôi lươn trong ao nước tĩnh
Phương pháp nuôi này làm lươn ít mắc bệnh, mật độ dày lươn lớn nhanh tỷ lệ tiêu hoá thức ăn nhanh. Năng suất cao, dễ đánh bắt, có hiệu quả kinh tế, tuy vậy vốn đầu tư ban đầu cao.