Những điểm cần chú ý khi nuôi lươn

Những điểm cần chú ý khi nuôi lươn

1. Ao nuôi lươn

Thông thường nên chọn chỗ đất hơi cao một chút, gần nguồn nước, tiện cho việc tháo nước và lấy nước.

Diện tích chủ yếu chọn kiểu ao nhỏ 2-3m2, ao to 20-100m2, có thể dùng ao xi măng, ao gạch hay có thể dùng vữa trát.

Làm ao nuôi lươn
Làm ao nuôi lươn

Thông thường dưới đáy ao có độn 20-60cm rơm khô, có ao đáy độn 10cm rơm khô, trên rơm khô để một lớp đất mùn dày khoảng 20cm. Trong ao nuôi, trồng một số cây thực vật thuỷ sinh, quanh ao bắc giàn trồng dưa, mướp… để che nắng.

Thành ao cao hơn mặt nước ít nhất 20cm đề phòng lươn bò đi. Ao có thể xây kiểu nổi hẳn trên mặt đất, hoặc nửa nổi nửa chìm. Ao có thể hình vuông, chữ nhật, hình tròn, bán nguyệt hay bất cứ hình dạng nào khác, nhưng bất kì hình dạng hay kết cấu nào thì điểm mấu chốt vẫn là ao không bị rò, đường dẫn tháo nước đảm bảo để lươn không bỏ trốn đi được.

Xem thêm: Kỹ thuật nuôi cá trê lai đạt hiệu quả kinh tế cao

2. Thả lươn giống

Chọn lươn giống khoẻ mạnh, không mắc bệnh, không bị thương, không dùng lươn con bắt được bằng cách câu vì có vết thương lươn rất dễ chết.

Kích cỡ tốt nhất là 40 con/kg.

Kỹ thuật nuôi lươn
Kỹ thuật nuôi lươn

Có gia đình nuôi lươn thả lẫn vào trong ao lươn khoảng 0,5-1kg cá chạch để phòng lươn cuốn lẫn nhau, con chạch còn ăn thức ăn thừa của lươn, làm cho nước không bị ô nhiễm, có tác dụng phòng bệnh cho lươn.

Khi phát triển nuôi lươn trên một quy mô lớn thì việc cung cấp lươn giống là vấn đề then chốt.

Cần có ao chuyên tạo lươn giốnh, ao chuyên nuôi lươn con. Ngoài ra phải chú ý đến việc lưu giống, không thể chỉ chọn những con to, tránh việc chỉ nuôi mỗi lươn đực mà thiếu lươn cái.

3. Thức ăn và phương pháp cho ăn

Theo kinh nghiệm của một số chuyên gia, thức ăn lần đầu tiên cho lươn tốt nhất là giun băm vụn, tiếp nữa là cho ăn dòi bọ rất có lợi cho sinh trưởng của lươn con trong thời kỳ đầu. Thức ăn dùng nuôi lươn rất lớn, ngoài những thức ăn sống thường dùng, ở Đài Loan còn cho ăn cá tạp tươi băm nhỏ hoặc dùng trực tiếp, đây là phương pháp mới có hiệu quả.

Sàn ăn của lươn

Lươn thường quen và khó quên một lợi thức ăn, nếu một thời gian dài chỉ cho ăn một loại thức ăn thì về sau rất khó thay đổi thói quen đó, vì vậy trong thời gian mới thả lươn cần liên tục thuần hoá cho lươn ăn thức ăn hỗn hợp, có sẵn, rẻ tiên, tỷ lệ tăng thịt cao.

Hệ số thức ăn của lươn như sau: giun 7-8, trai sống có vỏ khoảng 80, thịt trai khoảng 10.

Gần đây một số gia đình nuôi lươn lợi dụng trực tiếp môi trường sinh thái của lươn để nuôi những loại thức ăn sống cho lươn. Ví dụ: Nuôi ếch để ếch sinh ra nòng nọc làm thức ăn tươi sống cho lươn. Có thể nuôi cùng trong 1 ao một số cá nhất định như cá chạch để chúng sinh các con làm thức ăn sống cho lươn.

Xem thêm: Kỹ thuật sản xuất giống cá trê lai ở Việt Nam

4. Quản lý chất nước trong ao

Quản lý chất nước là một kỹ thuật mấu chốt của việc nuôi lươn, nhất định phải giữ cho chất nước sạch, chăm thay nước, bình thường vào mùa hè cứ 1-2 ngày thay nước 1 lần, mùa xuân, mùa thu cứ 3-5 ngày thay nước 1 lần. Nhiệt độ nước vào ao không được thấp hơn nhiệt độ nước trong ao dưới 5oC, vì khi nhiệt độ nước bị hạ sẽ làm chết lươn.

Chất nước trong ao nuôi lươn không được quá bẩn, độ trong không được thấp dưới 10cm, vào mùa hè không được thấp dưới 20cm.

5. Khống chế chất đáy ao

Không ít gia đình nuôi lươn bị lỗ, vì lươn thường bị mắc bệnh mà chủ yếu là do cấu tạo chất đáy (các gia đình này thường lấy trực tiếp bùn đen dưới đáy sông, hồ về đổ vào làm chất đáy ao nuôi). Khi mật độ lươn thả quá dày, đáy ao loại này không thuận lợi cho lươn đào hang, nếu ao nhiều bùn sình lầy mật độ vi khuẩn cao dẫn đến nước trong ao xấu làm cho tỷ lệ lươn mắc bệnh cao, và rất khó tiêu diệt hết mầm bệnh. Có một số nơi áp dụng những biện pháp như sau, hiệu quả được khá cao.

Lươn đồng
Lươn đồng

Thứ nhất, lấy bùn lắng đọng ở đáy ao, hồ về đổ ra phơi khoảng 3-5 ngày, sau đó đổ vào trong ao, rồi tháo nước vào, thả lươn.

Thứ hai, sau khi làm tốt phần đáy ao nên trồng thực vật thuỷ sinh.

Thứ ba, trong ao nuôi lươn đã bị bệnh nên dùng thuốc là thực vật để xử lý, sau thay bằng bùn đã phơi sạch để diệt sạch mầm bệnh.

Xem thêm: Cách nuôi lươn nơi có nước chảy

6. Nuôi lươn qua đông

Một là, để ao khô bằng cách tháo cạn nước trong ao, lươn con rúc xuống đáy bùn, trên mặt ao phủ rơm, cỏ khô. Thốt nhất là đổ đất ở một góc, sau đó phủ rơm, cỏ khô lên trên, như vậy lươn không bị chết cóng. Phủ rơm cỏ khô không được kín quá để tránh lươn bị chết ngạt.

Hai là, ao để nước sâu, lượng nước trong ao dâng cao tới 1m, lươn chui vào lớp bùn dưới đáy ao ngủ đông.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *