Kỹ thuật đánh bắt lươn

Kỹ thuật đánh bắt lươn

Trong bể nuôi, thả ống để bắt; dùng lưới kéo cả bùn và bèo; về mùa đông tháo cạn nước, đợi bùn đáy khô, lật bùn bắt lươn.

Hiện nay nghề nuôi lươn chưa được phổ cập rộng rãi, chủ yếu còn bắt ngoài tự nhiên nhất là ở vùng trồng lúa một vụ, vùng đồng chiêm trũng là nơi sinh sản thuận lợi.

1. Câu lươn

Dùng cần câu: câu mềm cần bằng tre đường kính khoảng 2cm, dài 1m; câu cứng bằng nan hoa xe đạp một đầu hơi nhọn, uốn cong, 1 đầu buộc vào cần tre, chiều dài 40-50cm.

Cách câu: Tháng 3-10 hàng năm vào mùa hoa gạo nở, ở bờ mương, bờ ruộng, bờ ao, chuôm, lươn thường có 1 hoặc 2 con, và thường ở cửa hang.

Câu mềm thường câu ở ruộng, mương.

Câu cứng thường câu ở bờ ruộng và hay bắt được lươn to.

Kỹ thuật chăm sóc lươn
Kỹ thuật đánh bắt lươn

Câu cứng dễ thăm dò, nhưng lươn dễ thoát đi hơn. Sau khi lươn vàng mắc câu bị thương, trong hang nó cuộn mình xoay 360o lưỡi câu cứng dễ tuột.

Câu mềm không dễ thăm dò, nhưng có thể bổ sung những thiếu sót của câu cứng.

Người câu lươn nên chuẩn bị cả câu cứng và câu mềm, trước tiên dùng câu cứng để thăm dò, sau đó thả câu mềm, như thế tận dụng được ưu điểm của của cả hai loại trên.

2. Cách đặt câu đêm để dụ lươn

Khi sử dụng, lấy mồi giun móc vào kim và thân lưỡi câu. Cũng có thể dùng kim khâu quần áo với chỉ ni lông và dùi cắm tạo thành một dây câu lươn.

Một đầu của dây xuyên qua lỗ kim (kim khâu quần áo) đầu kia xuyên qua dùi trúc. Mồi móc vào lưỡi câu, gần tối đem lưỡi câu thả ở ao nơi có nhiều cỏ nước, còn dùi trúc được cắm chắc vào đất trên bờ. Cứ sau 2 giờ hay sáng hôm sau sẽ ra thu câu và lươn.

Xem thêm: Cách nuôi lươn nơi có nước chảy

3. Kỹ thuật đánh bắt lươn bằng bẫy lồng

Kết cấu lồng gồm 5 bộ phận: Thân lồng trước, thân lồng sau, mũ lồng, lẫy và hom lòng.

Thân lồng trước dài 65cm, đường kính 7cm.

Thân lồng sau dài 8cm, đường kính 7cm.

Kỹ thuật đặt bẫy lươn
Kỹ thuật đặt bẫy lươn

Lẫy và hom lồng trong bao. Hom lồng là một tấm chuyển động đóng mở.

Mùa vụ đánh bắt từ cuối mùa mưa đến sau mùa thu theo lịch là 130 ngày. Một ngày có thẻ bắt được 80-100con.

Nhược điểm của công cụ đánh bắt lươn này là bắt tất cả các loại lươn vàng lướn nhỏ, loại con nặng dưới 50g chiếm trên 70%, do đó cần cải tiến để bảo vệ nguồn lợi.

4. Đó tre dụ lươn

Đây là kỹ thuật đánh bắt lươn dùng đó tre dụ lươn vàng hiệu quả tương đối cao.

  • Dụng cụ:

Chuẩn bị một cái đó tre, miệng có đường kính khoảng 20cm, hai miếng vải xô màn buộc vào miệng đó. Ở giữa miếng xô màn mở một lỗ tròn đường kính 4cm. Chiều dài ống vải bố khoảng 10cm, Một đầu được khâu vào lỗ tròn giữa miếng vải xô vừa cắt ra.

Xung quanh miếng vải xô màn có thể khâu viền, nhưng phải để một cạnh không khâu để tiện đặt bẫy dụ lươn.

  • Mồi dụ:

Đem bánh nướng, rau cải xào thơm (rau này phải nghiền nát) trộn với giun sấy thơm (lúc sấy bỏ vào mấy giọt rượu trắng) xong múc ra cho vào miếng sắt tây làm thành mồi nhử. Nếu không sấy cần làm chết giun.

  • Thao tác:

Lấy miếng mồi đặt vào giữa hai tấm vải xô màn trong thân đó khiến phần giữa hơi lõm xuống ( nhưng không để mồi bong ra). Chiều tối đem đó dặt lại bờ ao, bờ ruộng lúa nếp, nơi cống rãnh nước có lươn vàng ở, sáng hôm sau ra thu đó về.

Cách đánh bắt lươn này dùng ở những nơi có dòng nước nhỏ, hiệu quả rất tốt. Đó tre phải đặt thuận theo hướng của dòng nước, một lần có thể bắt được 10 con lươn vàng. Cách bắt này lươn không bị thương, làm tăng giá trị dinh dưỡng của lươn.

Xem thêm: Kỹ thuật sản xuất giống cá trê lai ở Việt Nam

5. Kỹ thuật đánh bắt lươn bằng cách dồn bắt lươn

Cách này là phương pháp đánh bắt lươn lợi dụng sự kích thích của dược liệu trong nước làm cho lươn không thể thích nghi được môi trường sống buộc nó phải chạy trốn tập trung đến phạm vi nhỏ hẹp không có thuôc để bị bắt.

  • Bánh trà tử (bã khô dầu):

Là loại trà sau khi ép lấy dầu, bánh trà có chất xà phòng, mang tính độc hại với thuỷ sinh vật, nhiều có thể làm chết, ít thì chúng bỏ chạy. Cứ 1 mẫu (667m2) ruộng nước dùng khoảng 5kg.

Bánh trà tử đem rang trên bếp rồi cắt nhỏ dưới 1cm, đổ vào trong thùng đựng 5 lít nước, để sau 1 giờ thì dùng được.

Lươn đồng
Kỹ thuật dồn đánh bắt lươn
  • Đậu ba (như viên thuốc tẩy):

Dược tính cao hơn so với bánh trà tử

Trước tiên đậu ba được nghiền nát rồi hoà thành trạng thái hồ. Dùng 250g/mẫu (667m2) hoà với 15 lít nước rồi đổ vào bình xịt như bơm thuốc trừ sâu.

  • Ớt tiêu:

Chọn loại ớt rất cay, dùng nước nấu 1 lần, lọc đun sôi một lần nữa và lại lọc lại tiếp một lần nữa. Nước đã qua hai lần đun và lọc đổ vào bình xịt và bơm phun vào ruộng. Dùng 5000g nước dung dịch ớt đỏ trên 1 mẫu ruộng nước (667m2). Quả ớt đã qua lọc vẫn có thể dùng làm thức ăn được.

  • Cách dồn bắt lươn có thể phân làm hai loại:

+ “Dồn nước chảy” đối với ruộng có thể bị rò rỉ nước. Tại cửa cống nước chảy vào ruộng, làm hai bờ bùn dài 50cm tạo thành mương ngắn làm cho nguồn nước trước khi vào ruộng cần qua mương ngắn này. Ở hai bên bờ bùn đó mở 2 hoặc 3 chỗ thoát nước. Đem chất dồn rải hay xịt vào ruộng, dùng bứa ( ngang 1m và có răng dài 10cm) kéo một lượt khiến cho lươn phải chạy ra. Nếu trong ruộng có vật cản không thể kéo bừa được thì thời gian để lươn chạy ra phải mất khoảng 1 giờ.

Lúc quan sát thấy đa số lươn đã chạy ra thì lập tức mở cửa cống  cho nước chảy vào ruộng, lúc đó lươn sẽ bươi ngược hướng nước trong con mương ngắn đó. Ta có thể dễ dàng bắt được, có thể thả lại lươn nhỏ thả vào nước sạch để nuôi tiếp.

+ “Dồn nước tĩnh” đối với ruộng không bị rò rỉ nước, khung lưới có hình bán vòng hay loại thùng vuông có đáy.

Trong ruộng những chỗ có bùn cao được cào bằng. Xung quanh thửa ruộng cứ cách 10m lại có một chỗ bùn thấp cách mặt nước 5cm, ở trên mặt đặt khung lưới hình bán nguyệt hoặc thùng vuông có đáy, ở trên lưới và thùng lại có đống bùn cao trên mặt nước 15cm.

Lấy chất dồn bỏ vào ruộng nhưng lượng ít hơn cách dồn nước chảy. Lươn cảm thấy môi trường ở không phù hợp sẽ bơi ra nơi phù hợp, gặp đống bùn nhỏ liền chui vào trú. Khi lươn đã ngập trong bùn thì ta có thể nhấc khung lưới và thùng lên.

Cách đánh bắt lươn này tiến hành vào buổi tối, sáng hôm sau thì thu hoạch.

Xem thêm: Kỹ thuật nuôi cá trê lai đạt hiệu quả kinh tế cao

6. Cách đánh bắt lươn chui vào đống cỏ

Cách này do Hồ Liên Sinh, Sở nghiên cứu khoa học tỉnh Hồ Nam tổng kết và giới thiệu rất thích hợp sử dụng cho ao hồ, chuôm phá… có nhiều bùn.

Phương pháp đánh bắt lươn này là đem tảo, cỏ hoa sen hay cỏ tạp chất thành đống nhỏ để bên bờ ao hay bốn góc của ao, qua 3-4 ngày dùng lưới vây quanh đống cỏm hai đầu túm chặt khiến lươn không thể chạy thoát được, cỏ trong lưới vớt ra vẫn đánh thành đống nhỏ để tiếp tục dụ lươn chui vào đống cỏ mà bắt sau này.

Kỹ thuật đánh bắt lươn vào đống cỏ
Kỹ thuật đánh bắt lươn vào đống cỏ

Thường sử dụng phương pháp đánh bắt lươn này vào thời điểm sau khi trời mưa rất tốt, lươn bắt ra dùng nước sạch rửa là có thể chuyển đi bán được.

7. Kỹ thuật đánh bắt lươn bằng lưới xúc

Lưới có hình tam giác, lưới dài 2,5m, miệng lưới rộng 0,8m, cạnh lưới rộng 2,3m, giữa cuộn lên thành hình túi, đan bằng sợi cước mắt nhỏ 10-12 mắt/cm2.

Cách đánh: Lợi dụng lươn hay nằm ở lớp cỏ của sông, ao, chuôm. Làm sẵn bè để nó tụ tập đến ẩn náu rồi đưa lưới xúc.

Vào mùa hè tháng 5-9 cách đánh bắt lươn này đạt hiệu quả cao.

So với cách đánh bắt lươn ở nước ta thường dùng như đánh ống hay đánh túm, bắt bằng tay và xăm, dùng xiêm tìm tổ lươn để bắt bằng thòng lọng. Nếu câu lươn thì các cách bắt của Trung Quốc phong phú hơn, tiết kiệm sức lao động, và đạt năng suất cao, đồng thời kết hợp được bảo vệ nguồn lợi lươn, bảo vệ môi trường sinh thái. Đặc biệt có lợi cho môi trường tự nhiên, hoặc nuôi ở ruộng lúa.

Xem thêm: Những điểm cần chú ý khi nuôi lươn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *