Phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm trong mùa nóng

Phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm trong mùa nóng

Vào các tháng mùa hè khi nhiệt độ tăng cao, thời tiết oi bức, các vật nuôi kém ăn, uống nhiều nước, bức xạ nhiệt lớn, sức đề kháng giảm mạnh trước sự phát sinh phát triển, lây nhiễm và gây hại nặng của nhiều loại gia súc, gia cầm như: tiêu chảy, cảm nắng, E.coli, phó thương hàn, dịch tả, tụ huyết trùng,… Để hạn chế những thiệt hại do nắng nóng, nhiệt độ cao gây nên cho gia súc, gia cầm trong mùa nắng nóng, nhiệt độ cao gây nên cho gia súc, gia cầm trong mùa nắng nóng bà con chăn nuôi cần làm tốt một số việc sau đây:

Phòng trị bệnh cho gia cầm

Làm mát chuồng trại bằng cách: đảm bảo thông thoáng xung quanh, cách nhiệt trên mái. Dùng các tấm rèm thưa bằng phên dựng xung quanh chuồng vừa để che nắng, vừa để lấy gió làm mát bên trong. Đối với các chuồng lợp mái ngói hoặc fibro xi măng nên dùng các tấm phên, cót, bìa các tông, bìa xốp,… làm mái cách nhiệt, chống nóng bên dưới mái.

Kỹ thuật nuôi gà ác
Phòng trị bệnh cho gia cầm

Dùng máy bơm nước phun sương bên trong chuồng, tưới nước lên mái để hạ bớt nhiệt độ trong những ngày oi bức, nắng to. Trồng cây lấy bóng mát xung quanh chuồng trại, Nếu có điều kiện nên lắp hệ thống quạt thông gió hoặc hệ thống làm mát cho những trang trại quy mô chăn nuôi lớn, số lượng nhiều.

Nhốt gia cầm với mức độ vừa phải, nếu quá nóng thì giảm bớt mật độ, thả bớt gà ra vườn, gốc cây xung quanh chuồng. Hạn chế vận chuyển gia cầm trong thời gian này.

Xem thêm: Kỹ thuật chăn nuôi trâu bò thịt – Phần 1

Tăng thêm nhiều máng uống, cung cấp đầy đủ nước sạch, nước mát cho gia cầm uống để giảm nhiệt trong cơ thể. Chôn sâu hoặc che kín đường ống dẫn nước từ bể đến chuồng trại để giữ cho nước luôn mát.

Tăng cường chất béo trong khẩu phần thức ăn để sản sinh nhiệt vì sự giải phóng nhiệt từ tiêu hoá và trao đổi chất của tinh bột cao hơn xấp xỉ 30% so với chất béo. Với gia cầm đẻ trứng, nên cho ăn thêm Canxi, giúp tăng lượng Canxi tiêu thụ, cải thiện đáng kể sản lượng và chất lượng vỏ trứng. Nên cho gia cầm ăn vào lúc trời mát hoặc ban đêm.

Kỹ thuật nuôi gà ác từ 0 đến 7 tuần tuổi
Kỹ thuật chăm sóc gia cầm

Tăng sức đề kháng cho gia cầm bằng cách cho uống Bcomplex, đặc biệt là vitamin C, chất điện giải, đảm bảo sức khoẻ, tăng khả năng chống nóng, chống bệnh tật cho gia cầm. Phòng bệnh cho gia cầm bằng các loại Vaccin: cúm, dịch tả, tụ huyết trùng… để tăng khả năng miễn dịch, chống lại các bệnh nguy hiểm xâm nhập.

Xem thêm: Kỹ thuật bảo quản khoai tây bằng cát khô

Phòng trị bệnh cho gia súc

Về chuồng trại: cần có giải pháp chống nóng, làm mát chuồng trại như đối với chuồng trại nuôi gia cầm.

Mật độ nuôi: trong chuồng vừa phải, giãn bớt mật độ nuôi so với các mùa khác nhằm đảm bảo độ thông thoáng trong chuồng. Vận chuyển gia súc vào lúc trời mát, thùng xe phải có chắn song thưa, có mái che vừa đảm bảo che nắng, vừa thông thoáng trong xe; nên thêm đá lạnh vào thùng xe để làm mát cho gia súc trên đường vận chuyển.

Triệu chứng bệnh Dove và rận trên trâu bò
Phòng trị bệnh cho bò

Về chăn thả: Không chăn thả và để gia súc làm việc lâu trong những ngày nắng nóng. Buổi sáng nên chăn thả sớm, 5-6 giờ thả, 9 giờ cho về chuồng. Cho trâu bò nghỉ ngơi ở những nơi có cây xanh, bóng mát. Tắm chải cho trâu bò 1-2 lần/ ngày để giảm nhiệt cho cơ thể và định kỳ vệ sinh cơ thể, phòng chống bệnh ngoài da.

Tăng thêm máng uống, cung cấp đủ nước uống mát, sạch cho gia súc giúp cơ thể giảm nhiệt. Cho ăn đủ no thức ăn xanh và thứuc ăn tinh, bổ sung thêm 20-30g muối ăn mỗi ngày, Bổ sung thêm Bcomplex, vitaminC, chất điện giải để đảm bảo sức khoẻ, tăng khả năng chống nóng, chống lại bệnh tật cho gia súc.

Phòng và điều trị bệnh cảm nắng, cảm nóng cho gia súc: Gia súc đang ở ngoài trời nắng tỏ ra mệt mỏi, thân nhiệt tăng cao, có thể lên tới 41oC, choáng váng, chân đi lảo đảo, mũi thở lúc nhanh, lúc chậm, tim đập nhanh, có khi bị loạn nhịp.

Các triệu chứng trên kéo dài từ 30 phút đến 1 giờ, cộng với yếu tố nhiệt độ môi trường cao sẽ có những biểu hiện sau: gia súc khó thở, mũi bành ra, tĩnh mạch cổ nổi rõ, niêm mạc tím tái, nằm liệt, co giật và hôn mê. Khi bị bệnh nặng nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời, thân nhiệt của gia súc sẽ tăng cao trên 43oC, sùi bọt mép, có khi trào máu và chết.

Xem thêm: Trồng điên điển để cải tạo đất

Nhanh chóng đưa con vật vào chỗ thoáng mát hoặc tạo bóng mát tại chỗ. Dùng nước mát dội toàn thân, đầu tiên dội vào vùng đầu, dội nhiều lần đến khi đầu hạ nhiệt thì tiếp đến các vùng khác trên thân. Đặc biệt nếu sử dụng nước lạnh để lạnh hoặc đá thì hiệu quả càng nhanh. Dùng thuốc trợ sức, trợ lực như đường Glucoza, Cafein, Vitamin C. Cho uống hạ sốt (Paracetamol 20mg/kg thể trọng).

Cho con vật nghỉ ngơi, không làm việc trong 4-5 ngày. Có thể áp dụng một số bài thuốc nam để phòng trị bệnh như: hòa tan 100g bột sắn dây trong 300ml nước sạch, cho uống thay nước, lặp lại sau 1 giờ, dùng 100g diếp cá và 100g rau má, rửa sạch, giã nhỏ cho vào 200ml nước sạch quấy đều, vắt lấy nước, chia làm 2 lần cho uống trong ngày.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *