Nội dung bài viết
Phương pháp nuôi lươn trong ao nước tĩnh
Phương pháp nuôi lươn trong ao nước tĩnh là phương pháp khá phổ biến hiện nay
1. Xây ao nuôi lươn:
Hình dáng ao nuôi lươn tuỳ thuộc vào địa hình có sẵn, nếu là hình vuông cần phải kiến tạo cắt góc, nếu ao nhỏ hơn 90o thì vào những ngày mưa bão hay buổi tối lươn thường trú ẩn ở góc ao ảnh hưởng đến sinh trưởng. Ao thường sâu từ 80-100 cm, trong đó đất dày 30-40cm, nước sâu 10cm, từ mặt nước trở lên còn khoảng 30-50cm.
Đáy ao tốt nhất là dùng đáy xi măng, thành ao xây bằng xi măng gạch, phải trơn bóng, thành ao cao hơn mặt đất 10cm trở lên đề phòng nước mưa chảy trực tiếp vào ao. Thành cao xây nghiêng về phía lòng ao, rộng 5cm trở lên đề phòng lươn trốn thoát.
Nếu đất đào ao tương đối cứng, lươn không thể đào lỗ, có thể trát thêm một lớp vữa dày từ 5cm trở lên vào đáy ao và thành ao nuôi lươn.
Cửa cho nước vào có thể làm bằng tre hoặc nhựa cao hơn mặt nước 30-40cm. Cửa tháo nước thường được bố trí sát tầng bùn để có thể tháo toàn bộ nước ra.
Ở lớp nước cách đáy bùn 10cm bố trí một cửa nước tràn để tiện cho mỗi ngày thay nước mới vào, đồng thời nước bẩn cũ sẽ tràn ra và cũng giữ được độ sâu của nước.
Cửa tháo nước và cửa nước tràn cần bố trí ở phía cửa đối diện với cửa nước vào. Các cửa đều có lưới chắn để phòng lươn trốn. Cửa tháo nước thường làm bằng gỗ, khi tháo nước thì rút ra.
Đáy ao nuôi lươn phủ một lớp đất màu dày 30-40cm, có lượng hữu cơ tương đối lớn, sự mềm dẻo của đất phải thích hợp để lươn có thể đào lỗ mà miệng lỗ không bị bịt lại.
Sau khi đổ đất, tháo nước vào ngâm ao tầm 2-3 giờ , sau đó tháo nước ra lại cho nước sạch vào ngâm 3-4 ngày, làm cho chất có hại trong xi măng và vôi vữa thôi ra, về sau mỗi ngày tăng thêm 1/5.
Sau khi tháo nước cũ cho nước mới vào sâu 10cm rồi thả lươn giống vào. Để kiểm tra lại có thể nuôi thử trong ao vài con cá nhỏ sau 3-4 ngày vẫn sống bình thường thì có thể thả lươn giống.
Nếu ao nuôi lươn ở ngoài trời thì có thể trồng trong ao một số củ niễng, khoai môn có tác dụng làm chỗ nghỉ ngơi và tránh nắng cho lươn. Bên bờ ao nuôi lươn có thể trồng hồ tiêu, dưa leo… bắc giàn trên mặt ao có tác dụng che nắng giảm bớt nhiệt độ của nước và phòng chim có hại tới bắt lươn.
Xem thêm: Phương pháp nuôi lươn thông thường
2. Thả nuôi
Khi thả phải phân loại lươn có kích cỡ khác nhau nuôi ở ao khác nhau. Mật độ thả nuôi phải chú ý cỡ lươn giống và điều kiện nước chảy. Thông thường nếu lươn cỡ 30-40 con/kg điều kiện nước lưu thông kém, thả 2,5kg/m2. Nếu lươn cỡ 40-50con/kg điều kiện nước lưu thông tốt thả 2,5kg/m2, nếu nước lưu thông kém thả 2 kg/m2.
Thả vào trung tuần tháng 4 đến cuối tháng 11 có thể thu hoạch, thường tỷ lệ lươn sống là 90%, có thể có cỡ 1kg có 8-10 con, loại to 1kg có 6 con.
3. Cho ăn
+ Cách cho ăn: Sau 5 ngày thì cho lươn ăn thức ăn chế biến.
Nơi có điều kiện, tốt nhất là làm thức ăn phối hợp theo tỷ lệ nhất định làm cho lượng chất đạm tăng trong thức ăn đạt tới 35-45%. Nguyên liệu được nghiền nát trộn đều qua máy nén ép thành từng viên thức ăn tổng hợp. Thức ăn như vậy có thành phần dinh dưỡng đầy đủ, xơ ít, lươn ăn sẽ nhanh lớn, tốt nhất là cho lươn ăn thức ăn tổng hợp.
Khi lươn đã quen thức ăn con người cung cấp thì chúng thường ăn rất nhiều thức ăn vào một lần (hay nhuốt cả miếng thức ăn to vào bụng) bất lợi cho việc tiêu hoá dẫn đến bỏ ăn, nghiêm trọng hơn là có thể bị chết trương. Vì vậy phải băm nhỏ thức ăn cho lươn.
Lúc cho ăn phải chia thức ăn làm nhiều lần, mỗi lần một ít, mỗi ngày cho ăn 2-3 lần. Mỗi lần cho ăn thời gian cách nhau khoảng 4 giờ. Lượng thức ăn hết trong 1 giờ cho ăn là tốt nhất.
Thức ăn phải tươi mới không mốc, nên nấu chín, không cho ăn nội tạng của động vật chết bệnh.
Vị trí cho ăn tốt ngất là ở trên cửa nước vào ao nuôi lươn, như vậy thức ăn vừa xuống nước vị ngọt sẽ lan toả khắp ao, làm cho lươn tập trung ăn thức ăn. Vì lươn thích nghi ăn đêm, vì vậy việc thuần hoá thức ăn tiến hành vào ban đêm nhưng thao tác cho ăn đêm không thuận lợi, sau khi thành công thuần hoá thức ăn, thời gian cho ăn mỗi ngày có thể lùi lại 2 giờ, dần dần kéo dài đến khoảng 8-9 giờ sáng cho ăn 1 lần, 2-3 giờ chiều cho ăn một lần.
Sau khi cho ăn 2-5 giờ mà lươn vẫn chưa ăn hết thì phải vớt thức ăn ra, tránh làm bẩn chất nước, đồng thời lần sau cho ăn phải giảm bớt lượng thức ăn; nếu thức ăn chưa đầy 1 giờ đã hết lần sau phải tăng thêm lượng thức ăn.
Ngày lạnh, khi trời oi bức (trước hoặc sau khi mưa), hay khi nhiệt độ nước trên 30oC hoặc tấp dưới 15oC đều phải chú ý giảm bướt lượng thức ăn. Vào những ngày trời mưa lươn ăn rất ít nên có thể giảm hoặc không cho ăn.
Khi nhiệt độ nước khoảng 26-28oC là lúc lươn ăn nhiều và lớn nhanh nhất , phải kịp thời tăng lượng thức ăn, tăng đạm và tăng chất lượng thức ăn. Có thể giải quyết vấn đề thiếu thức ăn động vật bằng cách treo trên cao 1 chiếc bóng đèn ánh sáng sẫm từ 3-8 W, đèn cách mặt nước 5cm thu hút các sâu, côn trùng tới rơi xuống nước làm mồi cho lươn.
Cũng có thể dùng xương thịt… đặt trong lồng lưới sắt trên mặt ao nuôi lươn thu hút ruồi tới sinh trứng, ấu trùng ruồi, dòi, bọ rơi xuống nước làm mồi cho lươn.
+ Phương pháp thuần hoá thức ăn: Trong 3-4 ngày đầu mới thả thử thì không cho lươn ăn, sau đó tháo cạn nước ao, cho nước mới vào, lươn đang rất đói, lúc này có thể tiến hành cho ăn vào buổi tối. Thức ăn thử nên chọn loại mà lươn thích nhất như giun đát, dòi, những thứ này băm nhỏ, chia thành từng phân nhỏ thả ở gần cửa tháo nước vào.Việc tháo một ít nước vào có tác dụng tạo thành dòng chảy kích thích lươn bắt mồi.
Lượng thức ăn cho lần đầu có thể bằng 1-2% tổng trọng lượng lươn giống; sáng hôm sau kiểm tra nếu toàn bộ lượng thức ăn đã hết thì ngày thứ hai có thể cho ăn bằng 2-5% tổng trọng lượng lươn giống. Như vậy nếu nhiệt độ 20-24oC lượng thức ăn có thể 3-4% tổng trọng lượng lươn giống.
Thức ăn không ăn hết cần lấy ra, không tăng thêm lượng thức ăn và ngày thứuc hai vẫn cho lươn ăn lượng thức ăn băng ngày thứ nhất. Sau khi đã thuần hoá được lươn, lúc đó có thể cho ăn thức ăn từ các nguồn khác như bột cá, nội tạng động vật nấu chín, giun,…
Xem thêm: Kỹ thuật nuôi cá trê lai đạt hiệu quả kinh tế cao
4. Quản lý
Thứ nhất là quản lý nước: Nước trong ao nuôi lươn dễ bị biến chuyển theo chiều hướng xấu, có thể dẫn đến việc làm cho lươn ngừng ăn, dễ mắc bệnh. Vì vậy nên chú trọng đến chất nước trong ao, tốt nhất là nước phải được lưu thông một chút.
Thức ăn thừa của lươn rất dễ làm nước ao bị ô nhiễm vì vậy nên thay nước nhiều lần. Ở điều kiện bình thường thì 2-3 ngày thay nước một lần, vào ngày nóng thì mỗi ngày thay nước một lần. Khi thay nước đồng thời phải rửa sạch vị trí cho ăn và những nơi nhiễm bẩn để nước cuốn sạch những tạp chất bẩn. Nhiệt độ của nước thay vào phải tương đương với nhiệt độ nước trong ao hoặc thấp hơn không quá 3oC.
Chất nước tốt, khi ăn lươn sẽ phát ra tiếng kêu “chít chít”, đặc biệt về ban đêm tiếng kêu càng rõ, có thể dựa vào tiếng lươn ăn mà phán đoán mức độ tốt, xấu của chất nước.
Thứ hai phòng lươn bỏ trốn: Phải thường xuyên kiểm tra lưới chắn ở các cửa xem có bị hư hại hay không và sửa chữa kịp thời. khi trời mưa, đặc biệt là ngày mưa có sấm, đề phòng nước mưa tràn vào trong ao nuôi lươn, lươn có thể theo đường nước chảy trốn ra ngoài.
Thứ ba là phòng nhiệt độ cao và giữ ấm: Vào ngày trời nóng phải hạ bớt nhiệt độ, che chắn cho nắng khỏi chiếu trực tiếp, tăng cường thông gió. Khi nhiệt độ xuống thấp phải chú ý giữ ấm như chắn gió, dùng cỏ che phủ để giữ nhiệt.
Thứ tư là phòng các loại chim, cá, rắn làm hại.
Thứ năm là phòng một số hoá chất dùng trong nông nghiệp và phân bón rất có hại đối với lươn, phải đề phòng không cho vào ao nuôi lươn, nhất là không được lọt vào nguồn nước.
Xem thêm: Những hiểu biết cơ bản khi nuôi lươn
5. Phòng bệnh khi nuôi lươn
Chỉ cần tăng cường, giữ cho thức ăn tươi, cho ăn lượng thức ăn vừa phải, không làm lươn bị thương… thì nhìn chung lươn rất khó mắc bệnh.
Nếu phát hiện có vi khuẩn có thể dùng 1ppm dung dịch bột tẩy làm sạch toàn ao.
Sau khi cho thuốc vào ao nuôi lươn, phải chú tình hình của lươn, khi phát hiện lươn thích ứng phải thay nước kịp thời.
6. Đánh bắt
Khi nhiệt độ xuống thấp dưới 10oC lươn không ăn nữa, lúc này có thể thu bắt. Khi bắt lươn, lúc đầu dùng vợt, rồi tháo hết nước và bắt bằng tay.
Nếu muốn giữ lươn tới mùa xuân mới thu hoạch thì có thể tháo cạn nước, lươn sẽ chui tất cả vào trong đất, sau đó đổ cỏ khô, dây khoai lên phía trên giữ ấm đến mùa xuân lật đất ra bắt. Lươn bắt được phải dùng nước rửa sạch, đem nuôi ở nơi có nước thoáng khí, ngày thay nước 2-3 lần, rồi có thể mang đi tiêu thụ. Khi vận chuyển không nên để mật độ quá nhiều, tránh để lươn chết, tránh nơi gió lùa để giữ da lươn được bóng.