Nội dung bài viết
Phòng trừ một số bệnh hại quan trọng trên cây măng cụt
Phòng trừ bệnh hại là một trong những khâu quan trọng giúp vườn măng cụt đạt năng suất và chất lượng quả khi thu hoạch cao. Sau đây là nhận diện và phương pháp phòng trừ một số bệnh quan trọng trên cây măng cụt.
1. Phòng trừ bệnh chết nhánh măng cụt
– Nguyên nhân gây ra bệnh chết nhánh măng cụt: có thể do nấm Zignoella gorcirea hoặc do nấm Pestaliotopsis sp. Nấm phát triển mạnh trong điều kiện ẩm cao, mưa nhiều.
– Triệu chứng gây hại và tác hại của bệnh chết nhánh măng cụt: Bệnh xuất hiện trên thân, cành hình thành những vết loét, u sần chảy nhựa, làm khô cuống lá, cháy lá và cành dẫn đến hiện tượng trên cây măng cụt các nhánh bị chết.
– Phòng trừ bệnh chết nhánh trên cây măng cụt: Thiết kế vườn trồng với mật độ phù hợp, cắt tỉa tán thường xuyên, tránh giao tán, tránh để các cành xà quá thấp xuống mặt đất để vườn trồng được thông thoáng. Thiết kế hệ thống tưới tiêu phù hợp. Xây dựng chế độ bón phân hợp lý, tăng cường phan hữu cơ đã qua xử lí và vôi bột. Thăm vườn thường xuyên, loại bỏ triệt để các cành nhánh bị bệnh hại, sau đó dùng các thuốc gốc đồng để quét tại vị trí vết cắt. Có thể kết hợp phun các loại thuốc gốc đồng lên tán lá và quét vôi pha với thuốc gốc đồng ở phần gốc cây vào đầu mùa mưa để phòng ngừa sự tấn công của nấm lên cây. Dùng các loại thuốc phòng ngừa như sau: Carbenzim, Bendazol, Thio-M, Benomyl, Rovral, …
2. Phòng trừ bệnh đốm lá trên cây măng cụt
– Nguyên nhân gây bệnh đốm lá trên cây măng cụt: bệnh do nấm Pestalotia sp. gây nên. Nấm phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm, nhiệt độ từ 27- 28oC và mưa nhiều. Nấm xâm nhập vào trong cây trồng qua lỗ khí khổng, vết chích hút của côn trùng, vết thương cơ giới. Bệnh nặng hơn trong vườn chăm sóc kém, nhiều cỏ dại.
– Triệu chứng gây hại của bệnh đốm lá trên cây măng cụt: Vết bệnh có hình dạnh bất định, mới xuất hiện dạng các đốm màu vàng cam, lớn dần hóa nâu đỏ cung quanh sậm màu hơn. Có thể quan sát được các ổ nấm màu đen trên bề mặt vết bệnh. Bệnh nặng khiến lá cây măng cụt bị khô và cháy mất khả năng quang hợp; Trên thân nấm gây hiện tượng nứt cành, chảy nhựa, phồng vỏ khô cành, làm cây suy kiệt chậm phát triển;. Trên trái Vùng nhiễm bệnh chuyển sang màu hồng sáng và quan sát thấy các bào tử nấm có màu đen bằng đầu kim hiện diện bên trên.Trái nhiễm bệnh sẽ bị cứng.
Xem thêm: Phòng trừ sâu (côn trùng) hại sầu riêng đạt hiệu quả cao
– Phòng trừ bệnh đốm lá trên cây măng cụt: Đảm bảo mật độ trồng hợp lí, thường xuyên tỉa cành tạo tán, vệ sinh vườn trồng, tiêu diệt côn trùng gây hại. Bón phân đầy đủ cân đối, thiết kế hệ thống tưới tiêu nước kịp thời. Sử dụng các loại thuốc như: Dipomate, Mexyl MZ 72WP, Zineb Bul, Thio-M, Dipomate 80WP, Kasuran, Mancozeb, … Phun thuốc khi lá non bắt đầu xuất hiện, đặc biệt những đợt lá ra vào đầu mùa mưa, phun liên tiếp 3 lần và mỗi lần cách nhau một tuần.
3. Phòng trừ bệnh đốm rong trên cây măng cụt
– Nguyên nhân gây bệnh đốm rong trên cây măng cụt: bệnh do tảo Cephaleuros virescens gây nên.
– Triệu chứng gây bệnh của bệnh đốm rong trên cây măng cụt: bệnh xuất hiện trên cả thân, nhánh, lá của cây măng cụt, vết bệnh tạo thành các đốm đồng tiền hoặc những vết loang lổ màu xám xanh hoặc vàng. Quan sát tại vị trí vết bệnh thấy xuất hiện lớp lông nhung mịn. Trên lá, vết bệnh có màu xám xanh hoặc vàng, rong phát triển thành lớp nhung mịn, đa số vết bệnh phát triển ở mặt trên lá, mặt dưới lá vẫn bình thường, rong làm mô lá bị hủy hoại và mặt dưới đốm bệnh có màu nâu nhạt. Lá bị bệnh nặng sẽ chuyển sang màu vàng và rụng.
– Phòng và trị bệnh đốm rong trên cây măng cụt: Thường xuyên tỉa cành tao tán để vườn trồng được thông thoáng, không trồng cây với mật độ thưa. Sử dụng thuốc như: Phun hỗn hợp thuốc như Tipozeb 80WP, Tinomyl 50WP, Carban 50 SC, Bordeaux, Copper-zinc, Coppor B, … Hoặc tiến hành cạo sạch vết bệnh và thoa thuốc gốc đồng hoặc dùng vôi quét lên vết bệnh.
4. Phòng trừ thán thư trên cây măng cụt:
– Nguyên nhân gây bệnh thán thư trên cây măng cụt: do nấm Collectotrichum gây nên. Nấm phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm, lây lan nhờ gió nước và qua các vết thương trên cây.
– Triệu chứng bệnh thán thư trên cây măng cụt:Trên lá, vết bệnh là các đốm cháy màu nâu, nhiều đốm liên kết với nhau làm khô cả một mảng lá. Trên trái, đốm bệnh màu nâu đen, khiến trái khô và rụng.
– Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư: Cắt tỉa cành để tạo độ thông thoáng cho vườn cây. Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để phun như: Carbenzim, Mexyl MZ, Bendazol, Thio-M,…
Lưu ý: Phun thuốc phải ướt đều trên các tán lá và phun ngừa vào giai đoạn trái còn non.