Đặc điểm sinh học của nấm rơm

Đặc điểm sinh học của nấm rơm

Nấm rơm hay nấm mũ rơm là một loài nấm trong họ nấm lớn sinh trưởng và phát triển từ các loại rơm rạ. Nấm Rơm có tên khoa học: Volvariella volvacea, thuộc bộ (ordo): Agaricales, chi (genus): Volvariella, giới (regnum): Fungi, họ (familia): Pluteaceae, loài (species): V. volvacea, lớp (class): Agaricomycetes. Nấm gồm nhiều loài khác nhau, có đặc điểm hình dạng khác nhau như có loại màu xám trắng, xám, xám đen…

Nấm rơm
Nấm rơm

1. Đặc điểm hình thái của nấm rơm

– Nấm thường mọc trên rơm rạ mục nên có tên thông dụng là nấm rơm.

 – Nấm rơm là loại nấm ưa nhiệt, nên nấm rơm được trồng chủ yếu vào mùa nắng, nóng.

– Nấm rơm có nhiều màu sắc khác nhau: màu xám, xám trắng, xám đen,…

Xem thêm: Đặc điểm sinh học của cây dưa hấu

 – Nấm là một loại nấm ăn rất ngon và giàu chất dinh dưỡng

   Nấm có cấu tạo gồm các phần: mũ nấm, phiến nấm, cuống nấm, bao nấm, sợi nấm.

Đặc điểm hình thái của nấm rơm
Đặc điểm hình thái của nấm 

2. Chu trình sống của nấm rơm

Chu trình sống của nấm rơm
Chu trình sống của nấm 

3. Các nguồn dinh dưỡng cho nấm rơm

3.1. Chất đường

Trong quá trình sống, nấm cần nguồn đường rất lớn, đường là thành phần chính để cấu trúc nên sợi nấm và quả thể nấm.

Nấm rơm có thể hấp thụ nguồn đường ở các dạng sau:

– Các loại đường đơn giản như: đường gluco, đường saccaro (đường mía)… Nấm hấp thụ trực tiếp các nguồn đường này.

Các nguồn dinh dưỡng cho nấm rơm
Các nguồn dinh dưỡng cho nấm 

– Các hợp chất cellulose (rơm rạ, mùn cưa, bông hạt phế thải…) tinh bột (bột cám gạo, bột bắp …). Để hấp thụ đường từ các nguồn này, nấm rơm phải sinh ra các men phân giải để chuyển về dạng đơn giản. Trong quá trình nuôi trồng nấm rơm, chúng ta thường sử dụng các hợp chất phức tạp để cung cấp nguồn đường cho nấm.

3.2. Chất đạm

 Chất đạm là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu được trong quá trình sống của nấm. Chất đạm tham gia vào thành phần chính cấu trúc của tế bào sợi nấm, quả thể nấm, đồng thời hình thành nên các men trong sợi nấm.

Nấm rơm sử dụng nguồn đạm hữu cơ như pepton, acid amin phân giải từ bánh dầu đậu phộng, bã đậu nành…ngoài ra còn có thể sử dụng trực tiếp nguồn đạm trong các hợp chất vô cơ như urê, sunphat amon, diamon phosphat… Trong quá trình nuôi trồng nấm rơm, chúng ta thường bổ sung nguồn đạm dưới dạng các hợp chất vô cơ vì đơn giản dễ bổ sung, dễ mua ngoài thị trường, giá thành rẻ.

3.3. Chất khoáng và vitamin

Nấm rơm còn cần được cung cấp một số nguyên tố khoáng và vitamin để quá trình sinh trưởng và phát triển. Gồm:

– Nguồn khoáng đa lượng:

+ Canxi được bổ sung từ bột nhẹ (CaCO3), thạch cao (CaSO4),

+ Kali, photpho, nitơ được bổ sung từ phân lân, urê,…và các muối khoáng khác như: MgSO4, K2HPO4, KH2PO4

Xem thêm: Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dưa hấu

– Nguồn vitamin như: vitamin B1, vitamin B6, vitamin H …Các nguồn vitamin này có trong các loại bột cám bắp hoặc cám gạo.

3.4. Nước

Nước là thành phần cơ bản trong tế bào sợi nấm và quả thể nấm, thường chiếm 80 – 90% trọng lượng quả thể nấm. Do vậy trong quá trình trồng nấm rơm cần cung cấp đủ nhu cầu nước cho nấm sinh trưởng và phát triển.  Bào tử chỉ có khả năng nảy mầm hay sợi nấm chỉ có khả năng sinh trưởng khi độ ẩm cơ chất từ 65 – 75%.

Nếu thiếu nước sợi nấm sẽ chết, quả thể nấm không hình thành hoặc hình thành nhưng không lớn. Chất lượng của nguồn nước cung cấp trong quá trình trồng nấm cũng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển quả thể, do vậy nước cung cấp cho nuôi trồng phải là nước sạch, không bị nhiễm phèn hoặc nhiễm mặn.

4. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm rơm

4.1. Nhiệt độ

Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm.

– Trong giai đoạn nuôi sợi:

+ Nhiệt độ thích hợp: 35 – 40oC.

+ Nhiệt độ dưới 30oC: sợi nấm sinh trưởng yếu.

+ Nhiệt độ trên 45oC: sợi nấm sẽ chết.

– Trong giai đoạn hình thành quả thể:

+ Nhiệt độ thích hợp: 30 – 32oC.

 + Nhiệt độ từ 20 – 25oC: đinh ghim nấm bị chết sau 12 giờ.

+ Nhiệt độ dưới 15 oC và trên 45oC: quả thể không hình thành.

4.2. Độ ẩm

– Độ ẩm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển hệ sợi và hình thành quả thể nấm. Gồm 2 loại độ ẩm:

+ Độ ẩm cơ chất: phản ánh lượng nước có trong cơ chất trồng nấm.

+ Độ ẩm không khí: phản ánh lượng hơi nước có trong môi trường không khí. Độ ẩm không khí có tác dụng điều hòa sự thoát hơi nước từ cơ chất và quả thể nấm ra không khí.

– Trong giai đoạn nuôi sợi nấm rơm:

+ Độ ẩm cơ chất thích hợp cho sợi nấm sinh trưởng: 70 – 75%.

+ Độ ẩm môi trường không khí: 70 – 80%.

– Trong giai đoạn hình thành quả thể:

+ Độ ẩm cơ chất thích hợp cho sự hình thành quả thể: 65 – 70%.

+ Độ ẩm môi trường không khí thích hợp: 85 – 95%.

+ Nếu độ ẩm không khí thấp hơn 60% hoặc trên 95%: gây chết toàn bộ đinh ghim, quả thể nấm do bị mất nước hoặc thối rửa.

4.3. pH

pH cơ chất thích hợp cho sợi nấm sinh trưởng và phát triển là pH trung tính khoảng 7,0 – 7,5. Khi pH cơ chất ngả sang độ chua (pH < 6) hoặc chuyển sang kiềm (pH > 9) sợi sinh trưởng yếu, quả thể nấm rơm không hình thành.

4.4. Ánh sáng

Trong quá trình nuôi trồng nấm rơm, tùy từng giai đoạn chúng ta cần cung cấp ánh sáng cho thích hợp:

– Trong giai đoạn nuôi sợi: không cần ánh sáng, nếu cường độ ánh sáng cao có thể đình chỉ các quá trình sinh trưởng và gây chết sợi nấm.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng dưa hấu

– Trong giai đoạn hình thành quả thể nấm: cần ánh sáng khuếch tán nhằm kích thích sự hình thành và phát triển của quả thể đồng thời điều chỉnh màu sắc của quả thể nấm. Nguồn ánh sáng cung cấp là ánh sáng khuếch tán của mặt trời hoặc ánh sáng từ đèn điện. Số lần chiếu sáng: 2 – 3 lần/ ngày, thời gian chiếu sáng khoảng 60 – 90 phút/lần.

4.5. Độ thông thoáng

Độ thông thoáng là phản ánh lượng oxy trong môi trường không khí. Trong giai đoạn hình thành quả thể cần độ thông thoáng cao hơn giai đoạn nuôi sợi. Quả thể nấm càng lớn yêu cầu độ thông thoáng càng cao, do cần nhiều oxy cho quá trình hô hấp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *