Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa hấu mang lại hiệu quả kinh tế cao

Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa hấu mang lại hiệu quả kinh tế cao

I. Kỹ thuật trồng dưa hấu

1. Điều kiện sinh thái và thời vụ trồng dưa hấu

1.1. Điêu kiện sinh thái

* Nhiệt độ

Cây dưa hấu có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nên chịu được nhiệt độ cao, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển là 20 – 30°C, tối thích 25 – 30°C, nhiệt độ thấp dưới 18°C cây sinh trưởng kém. Hạt dưa hấu nảy mầm tốt ở nhiệt độ là 28 – 30°C, nhiệt độ thấp dưới 18°C hạt khó nảy mầm.

Thời kỳ cây con, nhiệt độ ban ngày thích hợp để cây phát triển từ 28 – 30°C, nhiệt độ ban đêm là 20°C. Thời kỳ ra hoa nhiệt độ thích hợp là 25°C, ở giai đoạn này thời tiết nóng quá hay khô quá đều ảnh hưởng đến sự thụ phấn.

Thời kỳ cây cho quả, phát triển quả và chín, nhiệt độ thích hợp là 28 – 30°C. Nhiệt độ thấp, quả phát triển chậm, vỏ dày, ruột có màu lợt, làm giảm phẩm chất và năng suất quả.

* Độ ẩm

Dưa hấu là cây chịu hạn, không chịu úng. Điều kiện khô ráo, thuận lợi cho cây phát triển tốt. Giai đoạn cây ra quả và phát triển quả cây cần nhiều nước, do đó cần cung cấp đủ nước ở giai đoạn này. Khi quả gần chín, cần giảm nước để tích lũy nhiều đường làm tăng phẩm chất và độ ngọt của quả. Ngưng tưới nước trước khi thu hoạch 5 – 7 ngày. Lưu ý cần cung cấp nước đều đặn nhất là giai đoạn cây mang quả, không nên để đất quá khô vì khi tưới ướt trở lại hoặc trời có mưa, quả và thân dễ bị nứt.

 Nếu nhiều nước trong đất, cây ra nhiều rễ bất định trên thân, làm cho cây hút nhiều nước và dinh dưỡng nên cây phát triển mạnh về thân, lá, ảnh hưởng đến ra hoa, đậu quả. Thân lá phát triển mạnh gặp không khí ẩm, lá và quả dễ bị nhiễm bệnh thán thư, thân dễ bị bệnh nứt, chảy mủ.

 Dưa hấu là cây không chịu úng, do đó, khi bị ngập, rễ bị thối, làm lá vàng dẫn đến chết cây.

* Ánh sáng

Dưa hấu là cây ưa sáng, cây cần nhiều ánh sáng nên trồng ở mật độ vừa phải, không trồng quá dày để cây tiếp nhận ánh sáng đầy đủ, khi đó cây mới sinh trưởng, phát triển tốt, ra hoa kết quả thuận lợi. Cường độ ánh sáng mạnh thúc đẩy cây trao đổi chất làm quả to, chín sớm và đạt năng suất cao. Thiếu ánh sáng, thân bò dài, cây dễ nhiễm bệnh, khó đậu quả và quả non dễ rụng, năng suất giảm. Trong suốt thời gian sinh trưởng và phát triển của cây dưa hấu cần thời gian chiếu sáng tối thiểu là 600 giờ.

* Gió

Cần chú ý đến hướng gió khi trồng dưa hấu, tùy theo mùa mà bố trí cây dưa bò xuôi theo chiều gió, không nên bố trí hướng cây bò ngược chiều gió, vì gió mạnh dễ làm lật dây, gẫy ngọn, làm rụng hoa, quả non.

Thời vụ trồng dưa hấu
Thời vụ trồng dưa hấu

1.2. Thời vụ gieo trồng

Ở nước ta, dưa hấu có thể trồng được quanh năm, tuy nhiên tùy theo mục đích người ta chia các mùa vụ gieo trồng như sau:

 * Vụ sớm (dưa Noel):

Gieo trồng vào đầu tháng 10, thu hoạch vào cuối tháng 12 trùng dịp Noel. Vụ này ở giai đoạn cây còn nhỏ dễ gặp mưa cuối vụ, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây con, cây con có thể bị hao hụt nhưmg cuối vụ thu hoạch dưa bán được giá.

* Vụ chính (rết Nguyên đán):

Gieo trồng vào cuối tháng 11, đầu tháng 12, thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán. Vụ này thời tiết mát mẻ thuận lợi cho cây sinh trưởng và phát triển, cây ra hoa kết quả gặp thời tiết thích hợp dễ đạt năng suất cao. Tuy nhiên, giai đoạn ra hoa kết quả có thể gặp thời tiết lạnh, hoa thụ phấn khó khăn nên cần thụ phấn bổ sung. Chú ý vụ mùa này, cây dễ bị bù lạch gây hại.

Xem thêm: Phòng trừ một số loại sâu hại trên cây măng cụt

* Vụ xuân hè:

Sau Tết Âm lịch, còn gọi là dưa lạc hậu, trồng vào tháng 2, tháng 3 thu hoạch vào tháng 4, tháng 5, 6. Ở vụ này thời tiết khô ráo, thích hợp cho cây dưa phát triển dễ đạt năng suất cao. Vụ này cũng thường bị bù lạch gây hại nặng.

 * Vụ hè thu: Thích hợp cho vùng có đê bao, vùng đất cao thoát nước tốt. Ở vụ này cây dưa sinh trưởng trong mùa mưa, do đó cần chọn giống thích hợp cho vụ này, cần lên luống cao, nếu có điều kiện nên phủ bạt thì tốt hơn.

2. Chọn giống

Giống là một trong những yếu tố quyết định một vụ mùa thắng lợi. Tùy theo vùng, mùa vụ, thị trưòng tiêu thụ, trình độ thâm canh mà chọn giống cho thích hợp.

* Sugarbaby: Là giống tự thụ phấn, thời gian sinh trưởng 70 – 75 ngày. Quả hình tròn dáng đẹp, trung bình 5 – 7 kg/quả, vỏ có màu xanh đậm, ruột đỏ, năng suất trung bình 30 – 35 tấn/ ha. Giống dưa hấu này thích họp trồng vụ Đông Xuân. Hiện nay có nhiều công ty của Mỹ, Thái Lan, Đan Mạch và Nhật Bản cung cấp giống dưa Sugar Baby.

* Dưa hấu An Tiêm: Giống dưa lai trong nước do Công ty giống cây trồng miền Nam sản xuất. Các giống An Tiêm đều sinh trưởng mạnh, thích nghi rộng chống chịu bệnh tốt, dễ ra hoa, đậu quả, năng suất cao và phẩm chất tốt, trọng lượng quả 6 – 9kg, thời gian sinh trưởng 65 – 75 ngày, năng suất 25 – 45 tấn/ha tùy giống dưa. Hiện nay đã có các giống An Tiêm 94, An Tiêm 95, An Tiêm 98, An Tiêm 100. Các giống dưa An Tiêm đang dần thay thế dưa sugarbaby.

* Dưa hấu Hổng Lượng:

Giống lai nhập nội có thời gian sinh trưởng 65 – 70 ngày, quả tròn, vỏ xanh nhạt, sọc màu xanh đậm, ruột đỏ, ăn ngon, năng suất cao, thích hợp với một số vùng trong vụ Hè Thu.

* Giống dưa lai F1 Huỳnh Châu 548:

Có nguồn gốc từ Mỹ. Dưa có một vàng, quả dài, vỏ mỏng, cứng, dai, có màu xanh sáng, sọc mờ. Quả có trọng lượng trung bình 3 – 6kg. Năng suất trung bình 20 – 25 tấn/ha, vụ Đông Xuân 70 – 75 ngày, vụ Hè Thu 60 – 65 ngày.

* Dưa hấu thủy lôi: Quả dưa hình dáng giống quả thủy lôi, năng suất trung bình 1-1,2 tấn quả/sào, thời gian thu hoạch: 55 – 60 ngày sau trồng. Trọng lượng quả trung bình đạt 3-4 kg/quả.

* Giống Phú Quang (gốc Đài Loan): Quả dạng trứng, nặng 8 – l0kg, vỏ dày màu xanh nhạt, gân đậm đen, ruột đỏ, ít hột, phẩm chất ngon, thời gian sinh trưởng 75 – 80 ngày, có khả năng kháng bệnh khá.

* Giống Hắc Mỹ Nhân (TN 010): Là giống dưa đặc sản, quả dài, màu xanh đen có sọc mờ, vỏ mỏng và cứng dễ vận chuyển. Thịt dưa màu đỏ hồng, ít hạt, độ đường cao, có giá trị thương phẩm và xuất khẩu. Trọng Iượng quả là 2,5 – 3,5kg. Năng suất 25 – 30 tấn/ha. Thời gian sinh trường vụ Xuân là 80 – 85 ngày.

3. Gieo trồng

3.1. Làm đất và bón lót

* Làm đất

Chọn đất ruộng trồng dưa hấu cần có tầng canh tác dày, tơi xốp, dễ thoát nưóc, mực nước trong mương tưới phải thấp hơn mặt luống ít nhất 15cm. Ngoài ra, có thể trồng dưa hấu trên đất gò, đất luống, bờ kênh mưong, miễn sao có đầy đủ nước tưới tiêu.

Làm luống trồng dưa hấu
Làm luống trồng dưa hấu

Nếu trồng trên đất ruộng lúa, nên làm đất sau khi thu hoạch lúa. Dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật, rồi đào mương, lên luống. Đất phải cày bừa tơi xốp, bón vôi 100% cả vụ vào 10 ngày trước khi bón lót.

– Dùng trâu hoặc bò cày một đường cày, rải phân lót (100% phân chuồng, 40 – 50% lượng phân hóa học cho cả vụ), sau đó cày ba đường lấp phân ngược chiều nhau, dùng cuốc sửa luống, mương nước cho ngay thẳng.

Không trồng luân canh trên đất canh tác cây họ cà, họ bầu bí vì sẽ dễ bị nhiễm các loại bệnh hại.

Lưu ý: Không được canh tác dưa hấu liên tục nhiều năm trên cùng nền đất, vì rất dễ tích lũy mầm bệnh nhất là bệnh héo rũ do nấm Pusarium. Tốt nhất nên chọn đất mới, trồng 1 đến 2 vụ nên luân canh cách 2 – 3 năm mới trồng lại hoặc trồng dưa hấu ghép bầu.

* Làm luống

Phần lớn dưa hấu được trồng trên đất ruộng, trồng theo kiểu lên luống.

Luống đôi, hai tim mương trung bình cách nhau 4 – 7m. Xử lý đất với vôi bột 50 kg/l.000m2 trước khi xắn luống 5 – 7 ngày. Đất được đào rãnh sâu và đào từng lớp đất mỏng 2 – 3cm, để cho đất mau khô và dễ tơi ra, mương đào rộng 30 – 50cm. Đất đào được: bỏ lên hai bên tạo thành luống dưa rộng 80 – 90cm.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mận mang lại hiệu quả kinh tế cao

Để có dưa Tết, quả lớn, nên làm luống rộng hơn, khoảng cách giữa hai tim mưong khoảng 6 – 7m và bề rộng luống trồng dưa 1m, luống cao 30 – 40cm. Trồng dưa mùa mưa, trồng các loại dưa F1 chất lượng cao quanh năm (khác với dưa bày Tết) thường quả nhỏ, khoảng cách giữa hai tim mưong 4 – 4,5m. Nhưng để tăng năng suất, dưa hấu có thể trồng dày bằng cách rút ngắn khoảng cách giữa hai tim mương xuống còn 3,5m.

* Bón lót

Sau khi làm đất xong, nên bón lót phân và phủ màng phủ nông nghiệp, nhằm hạn chế nước bốc hơi, giảm số lần tưới, hạn chế cỏ dại, tránh xói mòn rửa trôi phân bón.

Bón lót trước khi trồng cho 1 sào Bắc bộ: Phân hữu cơ 400 – 500kg, phân NPK tổng họp đầu trâu 16:16:8 khoảng 15 – 18kg. Các loại phân này bón và trộn đều trên mặt luống trước khi trồng.

Sau khi bón, phủ luôn nilon. Nilon được cố định bằng dây mềm từ hai đầu luống, cứ 4 – 5m lại cố định một đoạn, chính những dây mềm đó sau này dùng để cố định cây luôn.

3.2. Gieo hạt

3.2.1. Xử lý hạt giống

Đề phòng bệnh do nấm khuẩn có sẵn trong hạt hoặc tấn công cây con lúc mới gieo, nên trộn hạt với Thiram 80WP hoặc Benlate 50WP, nồng độ 5% (pha 5g thuốc bột trong 11 nước rồi ngâm hạt) trong 1 – 2 giờ.

Ươm hạt dưa hấu;
Ươm hạt dưa hấu;

 Để giúp hạt giống nảy mầm nhanh và đều, nên ủ cho hạt nảy mầm trước khi gieo. Bằng cách đem hạt phơi ngoài nắng nhẹ vài giờ, rồi ngâm hạt trong nước ấm pha tỉ lệ 2 sôi + 3 lạnh khoảng 2 – 3 giờ, chà rửa sạch nhớt, dùng vải gói hạt đem vùi trong tro trấu hoặc rơm rạ, nơi có ánh nắng đầy đủ, tưới nước giữ ẩm thường xuyên, sau 36 – 48 giờ hạt sẽ nhú mầm.

3.2.2. Cách gieo hạt

Có 2 cách gieo hạt:

* Gieo hạt thẳng

Lượng hạt giống 80 – l00g để trồng l.000m2 đất. Gieo 2 hạt/lỗ, sâu 1 – 2cm, phủ tro trấu hay rom chặt ngắn, khi cây mọc 3 – 4 lá, tỉa chừa 1 cây tốt. Những năm ít mưa hoặc mưa dứt sớm, theo kinh nghiệm suy đoán có thể gieo hạt thẳng trên luống, nhưng nên ủ hạt nảy mầm trước khi đem gieo.

– Ưu điểm: Gieo thẳng rễ mọc sâu, cây sinh trưởng rất mạnh không bị mất sức.

– Khuyết điểm: Khó chăm sóc, gặp mưa to cây con bị hỏng nhiều.

* Gieo trong bầu

Cần 50 – 60g hạt giống cho l.000m2 đất.

– Kỹ thuật làm bầu: Để tiết kiệm chi phí, đảm bảo cho bộ rễ phát triển chúng ta có thể làm bầu theo phương pháp sau:

+ Chuẩn bị đất bầu: Đất bùn ao phơi khô đập nhỏ, cứ một thúng đất bùn ao trộn với 2 – 3kg phân chuồng hoai mục, chia đều cho khoảng 400 – 450 bầu đất (1 sào giống Bắc Bộ). Dùng đất bùn phơi khô để làm đất bầu vi đất bùn có pH = 6 – 7, nhiều chất hữu cơ, ít nhiễm sâu bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho rễ phát triển tốt. Nếu đất có pH quá cao thì rễ cây khó tiếp đất và rễ thường bị teo khi gặp những loại đất này.

Xem thêm: Giá trị của cây dưa hấu

+ Chuẩn bị bầu đất: Dùng giấy loại cắt và dán thành hình trụ đứng có đường kính 2 – 4cm, cao 4 – 5cm. Sau đó dùng đất bầu đổ gần đầy và tưới ẩm bão hòa. Bầu có thể làm bằng lá chuối, lá dừa. Nếu gieo trong bầu lá chuối, nền phải đổ một lóp tro trấu dày 5 – l0cm để tránh đứt rễ khi nhổ, vì bộ rễ phụ dưa hấu tái sinh kém.

– Ưu điểm: Gieo bầu, cây sinh trưởng đồng đều, tiết kiệm hạt giống, ít hao cây con, tranh thủ thời gian làm đất kỹ lưỡng. Tiện cho việc chăm sóc và phòng sâu bệnh cho cây con.

– Khuyết điểm: Tốn công làm bầu, rễ không phát triển sâu. Khi cây lên đều khoảng 80% thì loại bỏ những cây con mọc chậm, cần dự trù 10 -15% bầu để trồng giặm.

Lưu ý: Sau khi gieo hạt vãi thuốc Basudin l0H hoặc Gegent 3G liều lượng 2 kg/l.000m2 để ngừa kiến, dế cắn phá cây mầm. Để phòng bệnh cho cây con nên pha 20g Copper B/l0L nước, tưới trên 2m2 bầu đất trưóc khi gieo hạt. Vườn ươm phải chọn nơi thoáng mát, có nhiều ánh sáng và không được đọng nước bên dưới.

3.3. Trồng cây

* Cách trồng

 Cây con được 7-10 ngày, vừa nhú lá nhám thì đem trồng ngay. Đào hốc sâu 5 – 7cm, rộng l0cm, bón phân lót, xong rải một lớp đất mịn, rồi vãi một lớp tro trấu. Pha Copper B nồng độ 4% tưới lên hố để phòng ngừa bệnh trước khi đặt cây con hoặc gieo hạt thẳng, để ngừa dế, sâu cắn phá cây con cần vãi Basudin l0H 1 – 2 kg/l.000m2 xung quanh gốc.

Kỹ thuật trồng dưa hấu
Kỹ thuật trồng dưa hấu

Lưu ý: Để tránh cây con bị đọng nước khi gặp mưa, đáy bầu nên đặt nông. Mạnh dạn loại bỏ cây con yếu, phát triển không bình thường.

* Mật độ

 Mật độ gieo trồng ảnh hưởng đến kích thước quả, tùy theo mục đích gieo trồng từng vụ ta có thể chọn khoảng cách gieo trồng khác nhau.

 Quả thương phẩm đạt loại 1 nặng trên 3 – 4kg mới có giá trị kinh tế cao. Do đó mật độ gieo trồng vừa phải, không quá dày để đạt được yêu cầu dưa loại 1. Khoảng cách gieo trồng 2,3 – 2,5m x 0,5 – 0,6m, bảo đảm mật độ 6.500 – 9.000 cây/ha. Trồng dưa hấu Tết cần lớn 6 – 7kg để trưng bày, nên trồng khoảng cách giữa 2 cây là 70cm, mật độ khoảng 500 cây/l.000m2, trồng dưa nhỏ để ăn cần trọng lượng khoảng 2 – 3kg, nên trồng với khoảng cách giữa 2 cây từ 40 – 50cm, bảo đảm mật độ 900 -1.100 cây/1.000 m2.

II. Kỹ thuật chăm sóc cây dưa hấu

1. Tưới nước

 Lượng nước tưới và số lần tưới tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây; giai đoạn cây còn nhỏ, rễ chưa ăn sâu, rộng nên tưới nhiều lần trong ngày và tưới gần gốc. Trong điều kiện trời nắng gắt, cây con phát triển chậm để làm giảm nhiệt độ đất và không khí xung quanh cây, cần tưới ướt cả mặt luống. Khi cây lớn, tưới xa gốc dần để nhử rễ mọc lan rộng và tăng dần lượng nước tưới theo sự phát triển của cây. Tuyệt đối không tưới ngay gốc, trên lá dưa. Trên đất ruộng thường tưới mỗi ngày 1 – 2 lần, ruộng có phủ bạt tưới 3 – 5 ngày/lần.

Tưới thấm, bơm nước vào rãnh, đối với đất cát bơm nước đầy rãnh ngang với mặt luống để nước thấm từ từ vào luống. Trên đất thịt pha sét hay đất ruộng lúa thì bơm nước vào tới mặt luống, chờ cho nước thấm vào luống 20 – 30 phút rồi xả nước ra, giữ mực nước cách mặt luống 30cm là tốt nhất. Tưới thấm thường 2 – 4 ngày bơm tưới 1 lần.

Nên tưới nước vào buổi sáng để sau khi tưới nước nhiệt độ đất tăng dần lên, do ánh sáng của mặt trời, rễ phát triển nhanh hơn, đồng thời ruộng dưa mau khô, hạn chế bệnh trên lá. Khi dưa mang quả, cần cung cấp nước đều đặn và đầy đủ, giữ ẩm độ đất tốt để quả phát triển đầy đặn, không bị nứt. Khi quả bắt đầu chín, giảm lượng nước tưới từ từ và ngưng tưới trước khi thu hoạch 5 – 7 ngày.

2. Sửa dây:

Sau khi trồng 20 ngày, cây bắt đầu bỏ vòi, tiến hành sửa dây, cố định vị trí của dây dưa, để cho các dây dưa bò song song khắp mặt luống nhằm tránh các dây dưa bò chồng chéo lên nhau để cây dưa tận dụng tốt ánh sáng một cách thuận lợi, giúp cây quang hợp tốt, giảm bớt sâu bệnh gây hại dưa và tiện lợi cho việc tuyển sau này. Định hướng dây, để các dây dưa bò song song vói nhau.

Sửa dây dưa hấu
Sửa dây dưa hấu

3. Tỉa nhánh:

Cắt bỏ những nhánh phụ không cần thiết nhằm giúp cây dưa tập trung dinh dưỡng nuôi những nhánh chính để lấy sau này. Tiến hành trước khi lấy mỗi cây dưa, chừa 1 thân chính và 1 – 2 nhánh phụ. Nông dân thường chừa 2 nhánh phụ, cho bò song song với thân chính. Việc tỉa nhánh thực hiện sớm và thường xuyên khi chồi non mói ra 5 – 7cm, tỉa bỏ hết dây chồi, dây bơi đến khi dưa thụ phấn. Nên tỉa nhánh bằng kéo nhúng vào dung dịch Benlate – c hay Copper – B pha ở nồng độ 1 – 2% để ngừa bệnh. Nên tiến hành lúc trời nắng ráo để vết cắt mau khô. Khi dưa đạt chu vi khoảng 2 gang tay có thể bấm đọt.

4. Thụ phấn bổ sung:

Úp nụ hay thụ phấn bổ sung là biện pháp kỹ thuật cần thiết trong canh tác dưa hấu, giúp cho quả có độ đồng đều cao, dễ chăm sóc, hiệu quả kinh tế cao. Úp nụ được thực hiện trong 4 – 7 ngày, thời gian úp nụ càng ngắn càng tốt, tiến hành vào 7 – 9 giờ sáng trong thời kỳ hoa nở rộ, dây dưa dài khoảng l,5m (25 – 30 ngày sau khi trồng bầu) đối với vụ dưa Tết.

 Cách úp nụ: Chọn bất kỳ hoa đực vừa nở, bông hoa to bật cánh hoa ngược lên cuống. Quét nướm nhị đực lên nướm nhị cái nở cùng lúc. Một hoa đực có thể úp lên vài ba hoa cái. Bởi vì mỗi cây dưa hấu chỉ để một quả nên người trồng dưa phải chủ động úp nụ, lấy quả đúng vị trí trên thân thì quả phát triển sẽ đúng mong muốn, cho hiệu quả cao.

Cách chăm sóc dưa trong thời gian úp nụ: Nước tưới bình thường nhưng phân bón không thêm đột xuất và không nên sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, không phun phân bón qua lá sẽ làm rối loạn sinh trưởng, cây ra hoa bất thường, khó lấy quả đúng vị trí mong muốn, quả dễ bị biến dạng, méo mó. Nên hạn chế tối đa việc phun thuốc trừ sâu, nhất là các thuốc có mùi xông hơi mạnh vì sẽ xua đuổi côn trùng có ích (ong bướm) đến thụ phấn hỗ trợ cho hoa.

5. Chọn quả dưa hấu

Cách tuyển chọn quả tốt: Để cho quả to chỉ nên để một quả một dây. Việc tuyển quả tiến hành vào khoảng 40 – 45 ngày sau gieo hạt. Khi quả to bằng quả chanh chọn quả thứ 3 trên dây chính (vị trí lá thứ 14 – 20). Nếu dây dưa quá to có thể chọn quả ờ vị trí lá thứ 20 – 24 sẽ cho kết quả tốt hơn. Nếu trên dây chính không tuyển quả được thì chọn quả thứ 2 trên dây nhánh tức vị trí thứ 8-14, chọn quả đầy đặn, cuống to, dài có nhiều lông tơ thẳng, không sâu bệnh.

 – Trong thời gian mang quả cần cung cấp đủ nước cho cây (nhất là khoảng 45 – 55 ngày sau khi đặt cây con – lúc quả phát triển tối đa). 10 ngày trước khi thu hoạch bắt đầu giảm tưới nước. 5 ngày trước thu nên ngừng tưới để giúp dưa ngọt, chắc và giữ được lâu.

6. Sửa quả

 Khi lớn bằng cam, nếu là giống dưa tròn nên sửa cho nằm đứng, còn với dài thì sửa cho nằm ngang để phát triển cân đối, đồng đều. Để vỏ dưa không bị hỏng, người trồng nên dùng các vật liệu sẵn có như rơm, rạ, cỏ khô để che phủ trong những ngày nắng nóng (trời mát hay mùa mưa không cần phải che). Với hiện tượng “bạc bụng” do dưa phải tiếp xúc lâu ngày với mặt đất, bà con cũng dùng rơm, rạ, cỏ khô hoặc vỏ trấu khô để lót cho dưa nằm cách ly với mặt đất (kể cả trong trường hợp dùng màng phủ nông nghiệp để che phủ mặt luống). Nên làm gối kê cho dưa bằng túi nilon chứa hấu khô là tốt nhất: chủ động, dễ thao tác, tiết kiệm nhân công và vật liệu bằng cách gom lại sau khi thu hoạch dưa để cất giữ cho vụ sau.

Xem thêm: Kỹ thuật phòng chống bệnh nấm ghẻ trên cây ổi.

 Cách làm như sau: phơi kỹ vỏ trấu rồi cho vào các túi nilon kích thước vừa đủ lót cho dưa là giống dài hay tròn rồi dán kín lại. Thỉnh thoảng thay đổi vị trí lót gối để dưa đẹp và màu vỏ xanh đều.

7. Bón phân cho cây dưa hấu

7.1. Nhu cầu dinh dưỡng của dưa hấu

Cây dưa hấu cần đầy đủ các chất đạm, lân và kali. Thiếu đạm, cây sinh trưởng kém, lóng ngắn, lá nhỏ. Ngược lại, nếu nhiều đạm quá, cây dưa phát triển thân lá mạnh, sum suê, dễ bị sâu bệnh, trái chín chậm, nhiều nước, vị nhạt, không giữ được lâu sau thu hoạch.

Thiếu lân, bộ rễ cây phát triển kém nên cây sinh trưởng chậm, ít lá, năng suất cũng giảm. Kali giúp cho thân lá cứng, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và điểu kiện sống bất lợi. Kali giúp tăng phẩm chất quả, vỏ quả cứng, dễ vận chuyển, vì vậy, ở giai đoạn quả lớn đến chín rất cần nhiều kali. Ngoài ra, cây dưa hấu cũng cần các chất trung gian và vi lượng.

Đặc biệt, cây dưa hấu rất nhạy cảm với Canxi và Magie. Thiếu Canxi dưa thường bị bệnh “thối đít quả”. Thiếu Magie, giảm khả năng đậu quả.

 7.2. Cách bón phân cho dưa hấu

* Bón lót

Cây dưa hấu thuộc nhóm cây rau ăn quả nên rất nhạy cảm với hữu cơ, đặc biệt với phân cá. Do đó, trước khi trồng nên bón lót phân bột cá VMC của Việt Mỹ. Sử dụng: 20kg NPK 16 – 16-8 Việt Mỹ -I- 50kg bột cá VMC-I- 7kg vôi bột/sào (500m2). Đem trộn đều rồi rải lên mặt liếp, sau đó bồi đất nhão lên trên, rồi phủ bạt (màng phủ nông nghiệp). Có thể trộn thêm 1 – 2kg thuốc trừ sâu Basudin l0H. Một số noi có tập quán bón theo hốc trồng. Nếu bón theo hốc trồng thì chỉ sử dụng khoảng 2kg NPK 16-16-8 + 70kg bột cá VMC trộn đều vói đất rồi lót xuống đáy hốc trồng. Còn vôi thì rải đều trên mặt liếp.

Quả dưa hấu
Quả dưa hấu

* Bón thúc

– Tưới giặm: sau khi gieo hạt 10 ngày hoặc đặt cây con 5 – 7 ngày dùng Super tưới Việt Mỹ 1 – 1.5 kg hòa tan trong 100 – 150l nước tưới 1 sào (500m2) hoặc 20 – 22 gốc dưa hấu.

– Thúc lần 1: khi dưa bắt đầu bò (12 – 15 ngày sau trồng). Dùng 1,5 – 2kg Super tưới hòa tan trong 100 – 1501 nưóc tưói 1 sào (500m2) hoặc 20 – 22 gốc dưa hấu. Nếu không dùng cách tưới thì đánh rãnh phía dưa bò cách gốc 25 – 30cm rồi sử dụng l0kg NPK 16-16-8 Việt Mỹ bỏ xuống rãnh rồi lấp đất lại. Kết hợp phun phân bón lá Super K-Humate Việt Mỹ.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cam Xoàn đạt hiệu quả kinh tế cao

– Thúc lần 2: khi dưa hấu bắt đẳu ra hoa (20 – 25 ngày sau trồng). Dùng 1,5 – 2kg Super tưới hòa tan trong 100 – 1501 nước tưới 1 sào (500m2) hoặc 20 – 22 gốc dưa hấu. Nếu không dùng cách tưới thì đánh rãnh phía còn lại giáp mương cách gốc 30cm rồi sử dụng l0kg NPK 16-16-8 Việt Mỹ bỏ xuống rãnh rồi lấp đất lại (như lần 1). Kết hợp phun phân bón lá Siêu ra hoa Việt Mỹ.

– Thúc nuôi quả: Sau khi tưới thúc lần 02, cứ 7 – 10 ngày dùng 1.5 – 2kg Super hòa tan trong 100 – 1501 nước tưới 1 sào (500m2 ) hoặc 20 – 22 gốc dưa hấu. Kết hợp phun siêu Canxi Việt Mỹ. Trường hợp không dùng phân Super tưới. Khoảng 40 ngày sau trồng, quả dưa có đường kính 2cm với quả dài hoặc 5cm với quả tròn, sử dụng 20kg NPK 16 – 16-8 Việt Mỹ -I- l,5kg KCl rải phân lên liếp vào khoảng giữa hai gốc dưa qua các lỗ đục sẵn rồi tưới nước.

Chú ý: Khi phun phân bón lá nên phun trước khi ra hoa và sau khi đã đậu quả xong, không nên phun khi cây đang ra hoa. Các chất kích thích ra rễ như Siêu ra rễ Việt Mỹ có thể pha nước tưới quanh gốc để kích thích rễ phát triển khi cây còn non, nhất là khi rễ bị tổn thương do ngập nưóc hay bị sâu bệnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *