Phòng trừ sâu đục quả đậu tương

Phòng trừ sâu đục quả đậu tương

Tên khoa học: Etiella zinckenella Treitschke.

Thực trạng ở nước ta

Sâu đục quả đậu tương là sâu hại phổ biến ở các vùng trồng đậu tương của nước ta.

Sâu non gặm vỏ quả, đục vào trong ăn hạt đậu tương, làm cho hạt bị khuyết từng phần hoặc bị rỗng bên trong, làm giảm năng suất, có trường hợp năng suất giảm đến 20% và hạt không dùng làm giống được.

Cây đậu tương
Cây đậu tương

Sâu trưởng thành có thân dài 10-12mm, cánh dài 20-14mm, thân màu nâu xám. Cánh trước dài, hẹp và cũng màu nâu xám, chen lẫn vảy phấn màu sẫm, vàng nhạt, gần mép trước từ vai đến mép nhọn có vệt dọc màu trắng, gần gốc cánh chỗ 1/3 cánh có một vệt ngang rộng màu vàng. Cánh sau màu vàng nhạt, dọc mép ngoài màu nâu. Bướm đực ở gốc chân râu có lông màu trắng. Trứng hình bầu dục, chiều dài 0,5mm, bề mặt chi chít dạng mắt lưới không trật tự nổi lên.

Xem thêm: Phòng trừ bệnh thối quả, thối hạt trên cây đậu tương

Sâu non đẫy sức có chiều dài thân 14mm. Sâu biến đổi màu sắc cơ thể luôn: tuổi nhỏ có màu trắng hoặc xám xanh; tuổi trung bình có màu xanh hoặc xanh có vệt hơi đỏ; tuổi lớn ở lưng có màu tím đỏ, bụng màu xanh. Mảnh da ở ngực trước cứng và ở giữa có vân đen hình chữ “Y”, ở hai bên có chấm đen, ở giữa mép sau lại có một đôi chấm đen. Tuyến lưng, tuyến bên, tuyến lỗ thở và tuyến dưới lỗ thở rất rõ ràng. Nhộng dài 10mm, màu nâu vàng, đuôi có 6 cái gai câu. Kén hình bầu dục dài, chất tơ màu trắng, bên ngoài có bết đất.

Ở cá tỉnh phía Bắc sâu phát sinh và gây hại mạnh trên đậu tương vụ xuân (tháng 4-6), vụ hè (tháng 7-8) vụ hè thu (tháng 9-10). Vụ đông bị hại nhẹ hơn. Ở miền Nam sâu phát sinh và gây hại quanh năm, mạnh nhất vào tháng 4-5.

Phòng trừ sâu đục quả đậu tương
Phòng trừ sâu đục quả đậu tương

Vòng đời dài 24-28 ngày (cuối tháng 3- tháng 10) và 37-74 ngày (tháng 11- tháng 2 năm sau). Ngài đẻ trứng trên quả đậu là chính 73,2%, ở các bộ phận khác chỉ chiếm 11-20,7% số trứng. Sâu non phân bố và gây hại trong ruộng đậu tương ở xung quanh bờ nhiều hơn ở giữa ruộng.

Xem thêm: Phòng và trị bệnh héo khô trên cây bông vải

Biện pháp phòng trừ sâu đục quả đậu tương:

Thực hiện chế độ luân canh thích hợp với cây đậu tương (luân canh vưới cây lúa nước, ngô, bông và các cây khác ký chủ, đặc biệt luân canh “Khô- ướt”có tác dụng hạn chế sâu rõ rệt). Xư lý các cây ký chủ dại ở quanh bờ ruộng như muồng, cốt khí…trước mùa gieo hạt. Sau khi thu hoạch cần cày bừa ruộng ngay, có điều kiện thì ngâm nước trong 2-3 ngày để hạn chế nguồn tích luỹ của sâu.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu tương
Chăm sóc cây đậu tương

Phun thuốc trừu sâu: Khi kiểm tra đồng ruộng vào thời kỳ hình thành quả và quả bánh tẻ nếu phát hiện ra 3-4 con/ cây thì kịp thời phun thuốc. Các loại thuốc có hiệu lực là Fentac 2 EC, Fortac 5 EC (Alpha-cypermethrin) 0,6-0,8 lít/ha; Sumidin 20 EC (Penvalerte) 0,8-1lit/ha.

Xem thêm: Phòng và trị bệnh héo khô trên cây bông vải

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *