Nội dung bài viết
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cam Xoàn đạt hiệu quả kinh tế cao.
1. Kỹ thuật trồng cây cam Xoàn
1.1. Đất trồng và chuẩn bị mô trồng:
Đất tơi xốp, thông thoáng, cao ráo, thoát nước. Độ pH từ 5,5 – 6.
* Chuẩn bị mô:
Đất làm mô thường là đất mặt ruộng hoặc đất bãi bồi ven sông phơi khô. Mặt mô nên cao 40-60cm, đường kính 80-100cm. Đắp mô trước khi trồng 2-4 tuần, trộn đều đất đắp mô với 10 kg phân hữu cơ hoai với 200kg vôi.
1.2. Chuẩn bị cây giống:
Có thể cây giống chiết hoặc ghép nhưng phải đảm bảo đúng giống, đồng nhất về hình thái và đặc tính di truyền, chiều cao tính từ mặt bầu > 60cm, có 2-3 cành cấp 1, sinh trưởng khỏe, sạch bệnh.
1.3. Đặt cây con:
Đào lỗ ở giữa mô, sâu và rộng hơn bầu cây một chút, đặt cây xuống giữa lỗ làm thế nào để mặt bầu cây nhô cao khoảng 3cm so với mặt mô, sau đó lấp đất xung quanh bầu cây ém nhẹ, lấp đất lại ngang mặt bầu, tưới nước. Khi đặt cây phải xoay mắt ghép hướng về chiều gió để tránh cây bị tách chồi. Sau khi trồng cần cắm cọc giữ chặt cây con. Đối với cây chiết nên đặt cây nằm nghiêng một góc khoảng 45o để cây dễ phát triển cành và tán về sau.
Xem thêm: Phòng trừ sâu (côn trùng) hại sầu riêng đạt hiệu quả cao
1.4. Mật độ trồng:
Tùy thuộc vào đất đai và trình độ thâm canh, khoảng cách la (3-5m) x (4-5m) (tương ứng mật dộ tư 400- 833 cây/ ha).
1.5. Kỹ thuật tạo tán, tỉa cành:
* Tạo tán cây mới trồng: Sau khi cây trông, cây cần được tưới nước đầy đủ để phục hồi sinh trưởng. Khi cây xuất hiện tược non đầu tiên thì tiến hành bấm ngọn.Từ gốc lên khoảng 60-80cm (đối với nhánh chiết) hoặc từ vị trí măt ghép lên khoảng 40-60cm (trên gốc ghép) thì bấm bỏ ngọn, mục đích để các mầm ngủ và cành bên phát triển.
– Chọn 3 cành khỏe, thẳng mọc từ thân chính phát triển theo 3 hướng làm cành cấp 1. Dùng tre cột giữ cành cấp 1 tạo với thân chính một góc 35 – 40o.
– Cành cấp 1 phát triển dài khoảng 50-80cm thì cắt đọt để phát triển cành cấp 2, chỉ giữ lại 2-3 cành.
– Các cành cấp 2 cách nhau khoảng 15-20cm và tạo với cành cấp 1 một góc 30 -35o. Cắt đọt cành cấp 2 như cách làm ở cành cấp 1, từ cành cấp 2 sẽ hình thành những cành cấp 3.
– Cành cấp 3 không hạn chế về số lượng và chiều dài nhưng cần loại bỏ các chỗ cành mọc dày hoặc quá yếu.
* Tỉa cành sau khi thu hoạch: Tỉa bỏ tất cả những cành trong tán, cành nhỏ, cành yếu, cành sâu bệnh, một số cành cành vượt, cành mọc đan xen nhau, cành có chùm hoa nhỏ, tỉa bỏ trái nhỏ, trái dị hình.
2. Kỹ thuật chăm sóc cây cam Xoàn:
2.1. Bồi mô, liếp
Trong 2 năm đầu sau trồng, bồi 1-2 lần/ năm bằng đất bùn ao, đất bãi sông phơi khô. Năm thứ 3 trở đi, bồi liếp mỗi năm 1 lần lớp đất dày khoảng 2-3 cm nhằm cung cấp thêm dinh dưỡng, đồng thời nâng cao tầng canh tác. Có thể kết hợp với việc bón phân hữu cơ hay phân hóa hoạc hằng năm. Chú ý không bồi sát gốc cây.
2.2. Trồng cây chắn gió và che mát:
Trồng mãng cầu xiêm, so đũa,… để che mát cho cây cam Xoàn, đồng thời, trồng dừa, xoài, các loại cây lấy gỗ trên bờ bao,… để hạn chế sự thiệt hại do gió bão, sự lây lan của côn trùng, mầm bệnh.
2.3. Tủ gốc giữ ẩm
Tủ gốc giữ ẩm bằng rơm rạ, lục bình, cách gốc 2 cm, biện pháp này cũng tránh cỏ dại phát triển, khi cây cam Xoàn còn tơ có thể trồng xen hoa màu (bắp, đậu, khoai).
2.4. Quản lý nước:
Khi vừa đặt cây con tưới 1 ngày một lần trong 10 ngày liên tục. Về sau, tùy theo độ ẩm của đất mà tiến hành tưới 3-5 ngày một lần. Lưu ý: vườn phải quản lý, chủ động được nước để có thể xiết nước kích thích ra hoa hay tưới nước các giai đoạn sinh trưởng của cây, mực nước trong mương nên cách mặt liếp khoảng 50-80 cm.
2.5. Phân bón
Năm tuổi | Loại phân (g/cây/ năm) | ||
Ure | Lân | Kali | |
1-3 | 100-300 | 300 -600 | 100 |
4-6 | 400-500 | 900-1200 | 200 |
7-9 | 600-800 | 1500-1800 | 300 |
Trên 10 | 800-1600 | 2000-2400 | 400 |
– Đối với cây 1-3 năm tuổi
+ Phân đạm: nên pha vào nước để tưới, 2-3 tháng/lần.
+ Phân lân và ka li: bón một lần vào cuối mùa mưa.
– Từ năm thứ 3 trở đi: chia thành 5 lần bón/ năm:
+ Sau thu hoạch bón 25% Ure + 25% Lân + 15kg hữu cơ/ gốc/ năm.
+ Trước khi cây ra hoa bón 25%Ure + 50% Lân + 30% Kali.
+ Đậu trái bón 35% Ure + 10% Lân + 30% Kali.
+ Một tháng tước thu hoạch bón: 20%Kali.
+ Kết hợp bón 10-20kg phân hữu cơ/ gốc.
– Cách bón: xới nhẹ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, rãnh sâu 5-10cm, rộng 10-20cm cách gốc 0,5 – 1m (tùy tán cây); cho phân vào, lấp đất và tưới nước. Cần bón vôi hàng năm với lượng 200-500kg/ha/ năm có thể bón đến 1 tấn/ha/ năm vào đầu mùa mưa (tùy pH đất vườn trồng).
3. Xử lý ra hoa cho cây cam Xoàn:
Cây cam Xoàn cần thời gian khô hạn để phân hóa mầm hoa. Ở các vườn quản lý được nước thì có thể tạo sự khô hạn để cây ra hoa đồng loạt. Tạo khô hạn vào tháng 12 đến tháng 01 dương lịch, thu hoạch trái vào tết Trung thu; hoặc tạo khô hạn ở tháng 3-4 dương lịch thu hoạch trái vào tết Nguyên Đán. Gặp lúc mưa nhiều thì có thể dùng tấm nilon đen để che phủ quanh gốc cũng có thể tạo sự khô hạn để xử lý ra hoa.
Muốn thu hoạch trái vào tháng 11-12 dương lịch, có thể thực hiện như sau: Sau thu hoạch tiến hành cắt tỉa cành già, sâu bệnh, làm cỏ, quét vôi gốc, kế đến bón phân cho cây. Cây được bón phân 2 lần trước khi xử lý ra hoa. Đến đầu tháng 3 dương lịch ngưng tưới nước cho tới 20/3 dương lịch (20 ngày) thì tưới nước trở lại 2-3 lần trên ngày và liên tục trong 3 ngày.
Nếu cây ra tược non, dùng các loại phân như: 150 MKP (0-52-34) + 1g Progibb 10%/ bình 8l, hoặc 200-350g KNO3/ bình 8L phun lên cây để giúp lá non mau thành thục, kích thích ra hoa. Đến ngày thứ tư, nước tưới 1 lần/ngày, 7-15 ngày sau khi tưới đợt đầu tiên cây sẽ ra hoa, lúc này ngày tưới ngày nghỉ, 10-15 ngày sau khi cây trổ hoa, hoa rụng cánh và đậu trái.
Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mận mang lại hiệu quả kinh tế cao
Các yếu tố liên quan để việc xử lý ra hoa thành công:
– Cây phải được trồng trên mô đất cao và vườn phải có hệ thống tưới tiêu tốt. Trước trước giai đoạn xử lý ra hoa, không được bón quá nhiều phân có hàm lượng N (đạm) cao.
– Trong thời gian xử lý ra hoa trên cây không được mang nhiều trái hoặc trái đang ở các giai đoạn phát triển khác nhau.