Cách phân biệt và cách phòng trị bệnh cúm gia cầm với bệnh Niu Cát Xơn ( bệnh gà rù)

Cách phân biệt và cách phòng trị bệnh cúm gia cầm với bệnh Niu Cát Xơn ( bệnh gà rù)

Bệnh cúm gia cầm và  bệnh Niu Cát Xơn (bệnh gà rù) có nhiều triệu chứng  giống nhau khó phân biệt để có cách phòng trị hiệu quả. Sau đây là một số kinh nghiệm phân biệt bệnh cúm gia cầm và Nui Cát Xơn (bệnh gà rù).

1. Nguyên nhân  mắc bệnh

Cả bệnh cúm và bệnh Niu Cát Xơn đều do virut có cùng một nòi gây ra. Bệnh cúm gia cầm  do Orthomyxoxiridae vius, Bệnh Niu Cát Xơn do Torto Furius gây ra.

Bệnh cúm gia cầm
Bệnh cúm gia cầm

2. Tuổi mắc bệnh

Bệnh cúm gia cầm thường xuất hiện từ 4 tuần tuổi, trong đó tập trung nhiều nhất sau 22 tuần tuổi trong khi bệnh Niu Cát Xơn có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào.

3. Mùa vụ mắc bệnh

Cả hai bệnh này đều giống nhau, có thể xảy ra quanh năm, trong đó vụ đông xuân là nặng nhất.

Xem thêm: Kỹ thuật cắt sừng, cắt móng và thiến cho dê

4. Cách phân biệt triệu chứng bệnh

Đặc điểm giống nhau: cả 2 bệnh, gà bị tiêu chảy mạnh, ho hen, có biểu hiện thần kinh, tỷ lệ chết cao, giảm đẻ mạnh.

Đặc điểm khác nhau: Bệnh Niu Cát Xơn có dãi chảy ra từ miệng, mào thâm và tụt xuống không bị phù nề, xuất huyết và hoại tử như bệnh cúm gia cầm.

Bệnh dịch tả (Newcastle disease)
Bệnh Niu Cát Xơn ( bệnh gà rù)

5. Cách phòng và chống bệnh cúm gia cầm

Xử dụng vắc xin để phòng cúm gia cầm. Tiêm vắc xin H5N1 cho gà từ 2-5 ngày tuổi 0,3ml/con, trên 5 tuần tuổi tiêm 0,5ml/con, sau 4 tháng tuổi tiêm nhắc lại lần 1.

Tăng khẩu phần ăn hằng ngày đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng để tăng khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Phun thuốc sát trùng 2 lần/ tuần bằng các loại thuốc thông dụng như Aldehyde (formol, glutaraldehyd, phenol), các phức hợp chứa lodine, các hoá chất gây Oxy hoá (sodium đodecul sulfate) đều có hiệu quả diệt trừ mầm bệnh ở ngoài môi trường, áo quần, dụng cụ, phương tiện vận chuyển. Sử dụng hạ sốt, an thần: dùng 20g T cúm gia súc + 20g Vitamin C pha vào 15-20 lít nước cho 100kg gia cầm uống ngày đêm trong suốt 4-5 ngày.

Xem thêm: Kỹ thuật nhân giống nhím

6. Cách phòng và chống bênh Niu Cát Xơn

Quy trình phòng bệnh Niu Cát Xơn gồm 2 bước

Bước 1: Sử dụng Vắc xin can thiệp ngay vào ổ dịch. Với đàn gà còn nhỏ. Chưa được nhỏ vắc xin Lasota và các loại vắc xin khác, đang nằm trong nguy cơ có dịch cần được di chuyển nơi khác an toàn hơn và chủ động can thiệp bằng vắc xin  Lasota: lần 1 nhỏ vào mắt, mũi miệng lúc 3-4 ngày tuổi; lần 2 cho uống lúc 18 ngày tuổi.

Kỹ thuật nuôi gà ác
Cách phòng chống bệnh New Cát Xơn

Với đàn gà đã được phòng Lasota 2 lần, dưới 20 ngày tuổi bà con cho uống thêm Lasota và ND+IB để phòng 2 bệnh gà rù và viêm phế quản truyền nhiễm: lần 1 tiêm lúc gà 3 ngày tuổi; lần 2 tiêm lúc gà 18-21 ngày tuổi, lần 3 chờ đến khi gà 30 ngày tuổi tiến hành tiêm vắc xin Niu Cát Xơn H1 ( tiêm lúc gà từ 35-38 ngày tuổi). Với những đàn gà trên 30 ngày tuổi đã được tiêm Vắc Xin  Lasota 2 lần thi tiến hành tiêm ngay vắc xin Niu cát xơn H1 vào ổ dịch.

Xem thêm: Ủ thân cây ngô làm thức ăn cho bò sữa

Bước 2: Sử dụng các loại thuốc để tăng sức đề kháng và tránh các bệnh thứ phát cho gia cầm, mỗi trại gà bà con dùng 20g T cúm gia súc + 20g Vitamin C pha vào 15-20 lít nước cho 100kg gia cầm uống ngày đêm trong suốt 4-5 ngày.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *