Đặc điểm sinh học của tôm sú

Đặc điểm sinh học của tôm sú

Tôm sú có tên gọi là tôm cỏ, tôm nương hay tôm sú rằn, là loài có kích thước lớn. Tôm sú thuộc giống tôm he, có tên khoa học là Penaeus monodon. Có những đặc điểm sau:

1. Vùng phân bố, tập tính sống và chu kì sống.

1.1. Vùng phân bố

Trên thế giới, tôm phân bố rộng ở các thủy vực thuộc vùng nhiệt đới, tập trung ở Ấn Độ, Tây Thái Bình Dương, Đông và Đông Nam châu Phi, Từ Pakistan đến Nhật Bản, từ quần đảo Malaysia đến Bắc Autralia. Đặc biệt phân bố tập trung ở vùng Đông Nam Á như Philippines, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Ở nước ta phân bố ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, nhưng tập trung ở vùng duyên hải miền Trung.

Tôm sú
Tôm sú

1.2. Tập tính sống

– Tôm sú sống chủ yếu ở môi trường nước lợ ở vùng cửa sông, ven biển.

– Sống đáy, nơi có bùn cát hoặc cát bùn.

– Hoạt động bắt mồi mạnh về đêm.

Xem thêm: Theo dõi sinh trưởng trong quá trình nuôi cá Song (cá Mú)

– Sống vùi mình và có tập tính lột xác để lớn.

1.3. Chu kỳ sống

Tôm bột, tôm giống và tôm tiền trưởng thành có tập tính sống gần bờ biển và vùng rừng ngập mặn ven bờ. Khi trưởng thành, tôm di chuyển ra xa bờ đến những vùng nước sâu, có độ mặn thích hợp để bắt đầu chu kỳ sinh sản.

2. Khả năng thích nghi với điều kiện môi trường

2.1. Khả năng thích ứng với nhiệt độ

Tôm có thể sống được biên độ dao động nhiệt cao từ 14 – 35 oC. Nhiệt độ thích hợp từ 28 – 30 oC.

2.2. Độ mặn

Tôm sú thích ứng rộng với độ muối từ 0,2 – 40‰, thích hợp là 15 – 32 ‰ nồng độ muối thích ứng nhất cho các mô hình nuôi bán thâm canh và thâm canh là ở 10 – 15‰. Đối với ấu trùng ương nuôi trong bể  thích hợp nhất từ  28 – 30‰.

Đặc điểm sinh học của tôm sú
Đặc điểm sinh học của tôm sú

2.3. Độ pH

Phạm vi pH thích ứng của tôm là 7,5 – 9. Khi môi trường sống của tôm có pH = 5 tôm chết sau 45 giờ, pH = 5,5 tôm chết sau 24 giờ. Nếu pH xuống thấp thì tôm mất khả năng vùi mình xuống bùn, dạt vào bờ, tôm yếu ớt, màu sắc thay đổi đột ngột (tôm nhợt nhạt), đôi khi tôm nhảy cả lên bờ, pH trong bể ương ấu trùng luôn nằm trong khoảng từ  7,5 – 8,5.

Xem thêm: Kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong lồng

2.4. Các chất khí hòa tan

Oxy: Tôm rất nhạy cảm với hàm lượng oxy hòa tan trong nước, phạm vi giới hạn từ 3 – 11mg/lít.

CO2: Hàm lượng CO2 thích hợp là 10mg/lít.

H2S: Hàm lượng H2S cho phép trong các ao nuôi thâm canh và bán thâm canh là 0,03mg/lít và tối ưu là bằng 0. Trong bể ương ấu trùng hàm lượng H2S luôn bằng 0.

Bảng 1: Khả năng thích nghi môi trường của tôm sú

Các chỉ tiêu Khoảng chịu đựng Khoảng tốt nhất
Độ mặn (‰) 0 – 38 5 – 25
Nhiệt độ (oC) 25 – 33 28 – 30
pH 6.5 – 9 7.5 – 8.5
Độ kiềm (mg/lít) 50 – 150 80 – 120
Ôxy hòa tan (mg/lít) 2 – 7 5 – 6
NH3 – N (mg/lít) < 0.3 < 0.1
H2S (mg/lít) < 0.03 < 0.01

 

3. Đặc điểm dinh dưỡng   

Là loài ăn tạp thiên về động vật, nhất là các loài giáp xác sống đáy, các loài hai mảnh vỏ, giun nhiều tơ và các loại ấu trùng của động vật đáy. Hiện nay chủ yếu là sử dụng thức ăn công nghiệp có độ đạm hữu ích phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của tôm.

Đặc điểm dinh dưỡng của tôm sú
Đặc điểm dinh dưỡng của tôm sú

4. Đặc điểm sinh trưởng

Là loài giáp xác nên kích thước cơ thể chỉ tăng sau mỗi lần lột xác. Khoảng cách giữa 2 lần lột xác được gọi là chu kỳ lột xác. Chu kỳ lột xác phụ thuộc rất lớn vào kích cỡ tôm, tôm càng lớn thì chu kỳ lột xác càng dài.

Bảng 2: Chu kỳ lột xác của tôm sú

Cỡ tôm (gam) Chu kỳ lột xác (ngày)
Post larvae

2-3

3-5

5-10

10-15

15-20

20-400

Tôm cái:    50 – 70

Tôm đực:   50 – 70

Hàng ngày

8-9

9-10

10-11

11-12

12-13

14-15

18-21

23-30

 

Thời gian giữa 2 lần lột xác có thể ngắn hơn hoặc dài hơn tùy thuộc vào điều kiện dinh dưỡng (chế độ cho ăn), môi trường sống (pH, nhiệt độ, độ kiềm, chất đáy,…) và điều kiện sinh lý của tôm.

Xem thêm: Phòng trị bệnh cho cá Song nuôi trên lồng bè trong biển

5. Đặc điểm sinh sản

Ngoài tự nhiên, khi đạt đến độ trưởng thành vào năm thứ 2, tôm bắt đầu thành thục thì di cư ra biển để giao vì và khi tìm được bãi đẻ phù hợp, tôm cái sẽ đẻ trứng. Tôm thường đẻ trứng về đêm lúc gần sáng, số trứng đẻ tùy thuộc vào kích thước, trọng lượng của tôm mẹ. Sức sinh sản của tôm sú ngoài tự nhiên khoảng từ 200.000 đến 1.200.000 trứng/ con tôm mẹ.

Trứng sau khi đẻ sẽ nở thành ấu trùng và phát triển lần lượt qua các giai đoạn: Nauplius, Zoea, Mysis, Postlarva, Juvenile, gần trưởng thành và trưởng thành. Ngoài tự nhiên tôm sú đẻ quanh năm, nhưng tập trung vào hai thời kỳ chính: tháng 3-4 và tháng 7-10 hàng năm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *