Kỹ thuật chăm sóc lúa mùa sau ngập úng

Kỹ thuật chăm sóc lúa mùa sau ngập úng

Vụ lúa mùa hàng năm ở nước ta, đặc biệt là các tỉnh khu miền Trung thường bị mưa lũ gây ngập úng. Kinh nghiệm của nông dân những địa phương này cho thấy: để đảm bảo cho số diện tích lúa mùa ngập úng hồi phục nhanh mà vẫn cho năng suất cao, nông dân cần chú ý một số khâu kỹ thuật sau đây:

– Với những ruộng lúa mới cấy ngập nặng ít ngày sau nước rút: kiểm tra bộ rễ, thân cây lúa có bị thối đen không, có khả năng hồi sinh không? Nếu rễ vẫn trắng, thân mềm, chưa bị thối, chú ý không rút cạn hết nước, mà để mực nước từ 1-3cm, sau 3-5 ngày cây lúa sẽ hồi phục; cấy dặm bằng mạ dự phòng những chỗ thưa, lúa bị chết. Bón thúc bằng số lượng phân như đã định từ đầu vụ, có bổ sung thêm 3kg kali/sào.

Khi lúa ra lá mới bón thêm phân qua lá 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày, kết hợp làm cỏ sục bùn. Những nơi có hệ thống tưới tiêu chủ động nên áp dụng phương pháp tưới nước và phơi khô ruộng xen kẽ 2-3 ngày nhằm kích thích lúa sinh trưởng nhanh, đẻ nhánh gọn và tăng khả năng chống đổ tốt.

Đặc điểm nhánh lúa lai
Kỹ thuật chăm sóc lúa mùa sau ngập úng

– Với lúa bị ngập nặng giai đoạn đẻ nhánh vài ngày sau đó nước rút: khi nước rút giữ lại mực nước 2-3 cm, cây lúa lúc này tuy yếu nhưng khả năng hồi phục nhanh. Sau tỉa mạ từ những khóm nhiều nhánh để cấy dặm sang những khóm bị chết đảm bảo mật độ. Bón thúc thêm 1-2kg đạm Ure + 3kg Kali/sào, kết hợp làm cỏ sục bùn nhẹ nhàng, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày. Tiếp tục áp dụng tưới nước và phơi ruộng như phần trên.

Xem thêm: Bí quyết trồng ổi cao sản cho hiệu quả kinh tế cao

– Với những ruộng lúa phải cấy lại bằng mạ dự phòng hoặc san tỉa từ những ruộng không bị ngập úng thì ngay khi nước rút khẩn trương bừa kĩ lại ruộng, bón lót nhiều hơn phân bón thúc, cấy sâu tay hơn một chút vì lúc này mạ dự phòng đã già (có thể đã có từ 1-1,5 ống).

Giai đoạn lúa đẻ nhánh
Kỹ thuật chăm sóc lúa mùa

– Trong trường hợp lúa cấy phải cấy lại bằng giống lúa dự phòng: Do gieo cấy muộn nên thời gian lúa mùa trỗ chín muộn hơn so với đại trà, rất dễ bị sâu bệnh hại và ảnh hưởng xấu bởi thời tiết cuối vụ. Để rút ngắn thời gian sinh trưởng, hạn chế những thiệt hại trên, ở những nơi có điều kiện chủ động được nước tưới thì áp dụng biện pháp gieo thẳng; nếu không gieo mạ thẳng được thì gieo mạ sân hoặc gieo mạ trên nền đất cứng.

Gieo sau 8-10 ngày là cấy được, thời gian cấy phải tập trung xong trước 15 tháng 8. Chú ý chăm sóc, làm cỏ sớm, bón tập trung vào giai đoạn đầu, chỉ bón lót và bón thúc 1 lần, không được bón lai rai. Phun bổ sung thêm phân bón lá 2-3 lần (1 lần ở giai đoạn mạ). Áp dụng biện pháp tưới nước và phơi khô ruộng xen kẽ để kích thích lúa sinh trưởng, đẻ nhánh nhanh, rút ngắn thười gian sinh trưởng.

Kỹ thuật bón phân canh tác lúa
Kỹ thuật bón phân canh tác lúa mùa

– Lượng phân bón và cách bón: Tuỳ theo từng giống lúa và phương pháp cấy để xác định lượng phân bón cho thích hợp. Ruộng cấy lại bằng giống lúa dự phòng DT 122 và các giống lúa ngắn ngày khác mới đem gieo, bón với lượng phân ít hơn 3-5kg ure, 4-5kg Kali/ sào. Toàn bộ lượng phân bón được chia 2 lần, bón lót 50% và thúc 50%

Xem thêm: Kỹ thuật ghép cây cam đường canh sai trĩu quả chơi tết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *