Bí quyết trồng ổi cao sản cho hiệu quả kinh tế cao

Bí quyết trồng ổi cao sản cho hiệu quả kinh tế cao

Cây ổi thích nghi rộng, dễ trồng, ai cũng trồng được nhưng để trồng được vườn ổi cho nhiều quả, quả to, chất lượng thơm ngon, cho quả quanh năm, bán được giá cao cần có kỹ thuật chăm sóc tỷ mỉ, kỹ lưỡng bao gồm:

1. Chọn giống ổi cao sản

Tuỳ theo thị hiếu và nhu cầu của thị trường (ăn tươi, chế biến) để chọn giống ổi cho phù hợp. Hiện nay ở nước ta có nhiều giống ổi có tiềm năng điều khiển để ra trái nhiều vụ, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng như: ổi găng Đông Dư (Hà Nội), ổi Bo (Thái Bình), ổi trắng số 1 (Viện CLT&CTP), ổi không hạt MT1 (Trại giống Mạnh Tuyển- Chí Linh – Hải Dương), ổi Lê (Trại giống Hưng Huệ- Long Biên- Hà Nội), ổi không hạt Đài Loan, ổi Fuji không hạt Nhật Bản…

2. Đất trồng

Có thể trồng ổi cao sản được trên nhiều loại đất nhưng nên chọn nơi đất cao, tránh bị úng ngập, đất tốt, giàu mùn, dễ thoát nước để trồng; nơi đất ruộng, đất thấp có thể đắp ụ, lên lip, xẻ rãnh, đào mương thoát nước trươc khi trồng cây.

Kỹ thuật chăm sóc ổi cao sản

3. Mật độ, khoảng cách trồng hợp lý

Tuỳ theo đất tốt, xấu mà bố trí khoảng cách cho hợp lý để tận dụng hết tiềm năng năng suất từ mật độ: đất xấu trồng dày, đất tốt trồng thưa, mật độ trung bình từ 400 cây/ha (5mx5m) đến 500 cây/ha (4mx5m).

Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc cam canh sau thu hoạch

4. Phân bón

Cây ổi sinh trưởng, ra hoa và nuôi quả hầu như quanh năm nên cần lượng phân lớn. Đào hố trồng kích thước 80x80x80cm (đất vườn, đất bãi, đất tốt) hoặc 60x60x60cm (đất đồi, đất xấu), bón lót 20kg phân chuồng + 1kg supe photphat + 0,5kg sunphat kali cho mỗi hố trước khi trồng 1 tháng. Hàng năm bón thúc 3-4 lần bằng phân tổng hợp NPK 12-15-18 (loại dành cho ổi) vào các giai đoạn nuôi lộc, nuôi hoa, nuôi quả và bón cơ bản vào cuối năm (5kg phân chuồng + 1 kg vôi bột cho mỗi cây).

Bí quyết trồng ổi cao sản cho hiệu quả kinh tế cao

5. Đốn tỉa cho ổi ra quả trái vụ

Đặc điểm của cây ổi là sinh trưởng, phát triển mạnh, liên tục nên nó là một trong nhiều loại cây chịu đốn tỉa nhất. Thời gian từ khi cây ra hoa đến khi thu quả khoảng 3 tháng, do đó cần căn cứ vào đặc điểm này để có kế hoạch cắt tỉa kết hợp bón phân tưới nước kịp thời, đúng cách cho ổi ra hoa theo thời điểm cần thu hoạch. Sau khi thu hoạch quả cần cắt bỏ hết các đoạn đầu cành đã mang quả vụ trước, tỉa bỏ những cành tăm, chồi vượt, cành sâu bệnh trong tán cho cây ra chồi mới. Khi chồi mới ra được 3-4cm, dưới nách lá trên cùng mọc ra hai chồi mới, bấm ngọn một chồi mới nhằm kích thích cho cây tập trung hoocmon tạo mầm hoa. Tại vị trí này sẽ có hai chồi hoa sau này cho hai quả, nuôi tiếp chồi mới còn lại cho vụ thu hoạch tiếp theo. Kết hợp xới sâu 5-7cm cách gốc 50-70cm quanh tán cho đứt bớt rễ, bón phân NPK 20-20-15 (300-500g/gốc), lấp đất hoặc tủ kỹ bằng rơm rạ rồi tưới đẫm cho hoa nở đều cây sẽ cho nhiều quả và quả to.

Xem thêm: Kỹ thuật úp nụ, tuyển trái cho dưa hấu

6. Kỹ thuật bao trái ổi cao sản

Ổi hay bị các loài sâu ăn lá, sâu róm, các loại rệp hại cành, hại chồi non và hại quả. Khi ổi chín thường bị các loại ngài chích hút, các loại ruồi đục quả gây hại làm rụng hàng loạt dễ gây thất thu lớn. Vì là giống ổi thu quả liên tục nhiều lứa nên không thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc hoá học. Trong những trường hợp hạn hữu như mật độ nhiều, sức gây hại lớn trong một thời gian ngắn, nên sử dụng cá loại thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo mộc, vi sinh để phun trừ hoặc sử dụng các loại bẫy Pheromone của viện BVTV để diệt ruồi vàng, hạn chế phun thuốc trừ sâu bệnh nhằm tránh ngộ độc cho người sử dụng và đảm bảo tiêu chuẩn quả sạch làm nguyên liệu chế biến. Ngoài ra, có thể sử dụng kỹ thuật bao trái ngay từ khi quả ổi còn nhỏ để bảo vệ cho quả sạch, ngoại hình đẹp, không bị sâu bệnh tấn công, quả lớn nhanh, khách hàng ưa chuộng nên bán được giá cao. Túi bao trái có thể sử dụng túi Nylon trắng kết hợp tận dụng các túi lưới xốp đã sử dụng để bảo quả rau quả khác nhằm giảm giá thành mà vẫn đảm bảo an toàn cho quả.

Phòng trừ bệnh tuyến trùng hại ổi
Kỹ thuật bao trái ổi cao sản

Cách làm như sau: Sau khi ổi đậu quả được khoảng 2 tuần (quả lớn cỡ ngón tay cái), sử dụng các loại thuốc trừ sâu bệnh như đã nói ở trên phun xịt qua một lần, chờ 3-4 ngày sau tiến hành bao trái. Chú ý phun kỹ trên bề mặt vỏ quả, các chùm quả. Dùng túi nylon, lưới xốp, túi làm bằng vỏ bao xi-măng, giấy hoạ báo,… để bao trái, băng cách luồn túi vào từng quả (với túi  nhỏ cỡ 8x10cm) hoặc cả chùm (với túi lớn cỡ 10-15cm) rồi dùng dây buộc túm miệng túi lại. Phía dưới đáy túi nhớ đục vài lỗ để không bị đọng nước gây thối quả.

Xem thêm: Kỹ thuật ghép cây dưa hấu đạt hiệu quả kinh tế cao

Khi cây đã già (8-10 năm tuổi), tán lớn nhưng thưa, ít quả, nhiều cành sâu bệnh thì thực hiện kỹ thuật đốn đau nhằm tạo bộ khung tán mới để trẻ hoá vườn cây. Dùng cưa cắt hết các cành cấp 1 cách chỗ phân cành 30-40cm. Dùng túi nilon bọc kín hoặc quét thuốc Boóc – đô 3% vào vết cắt vừa tránh bốc hơi nước, vừa tránh nhiễm khuẩn vết thương cho cây. Khi chồi mới mọc ra từ các cành cấp 1, chọn giữ lại mỗi cành 2-3 chồi khoẻ mạnh phân đều về các phía để tạo cành cấp 2, vặt bỏ những cành yếu, cành nhỏ để tập trung dinh dưỡng nuôi các cành cấp 2 này cho quả rồi tiếp tục tạo các cành cấp 3, cấp 4 cho vụ sau.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *