Kỹ thuật phòng trừ sâu đục trái sầu riêng hiệu quả

Kỹ thuật phòng trừ sâu đục trái sầu riêng hiệu quả

Sâu đục trái sầu riêng có tên khoa học là: Conogethes punctiferalis. Sâu đục trái sầu riêng có các đặc điểm hình thái và sinh học đặc trưng của các giai đoạn trong 1 vòng đời như sau: trứng có chiều dài từ 2-2,5mm hình bầu dục màu trắng sữa đến vàng nhạt. Ấu trùng vào thời điểm phát triển đầy đủ dài khoảng 22 mm, đầu nâu, thân có màu trắng hơi ửng hồng (đốt ngực trước, giữa và phần thân cuối đuôi có màu ủng hồng còn lại là màu trắng), mỗi đốt trên sống lưng đều có 4 đốm nâu nhạt có lông cứng nhỏ, hai đốm trên to, hai đốm dười dài, hẹp.

Phòng trừ sâu đục trái sầu riêng
sau-duc-trai-sau-rieng-va-bien-phap-phong-tru-2

Mỗi đốt bên hông cạnh khí khổng cũng có một đốm nhỏ mầu nâu. Cả phần mặt bụng của cơ thể cũng cõ những đốm nâu và lông.  Thành trùng có chiều dài sải cánh: 2,5 mm, chiều dài thân: 12mm. Thân và cánh màu vàng có nhiều chấm đen hoạt động chủ yếu về đêm. Nhộng thời kỳ đầu có màu vàng nâu dần dần chuyển thành màu nâu chuẩn bị vũ hóa đạt kích thước dài:13mm, ngang: 4mm.

Phòng trừ sâu đục trái sầu riêng
sâu đục trái sầu riêng

Sâu đục trái sầu riêng còn gây hại trên các loại cây ổi, chôm chôm, mãng cầu, nhãn,… Khi gây hại trên vỏ trái non, khi ấu trùng nở ra sẽ đục vỏ trái để chui vào trong (thường gần cuống sầu riêng) thải phân ra ngoài vỏ, ban đầu sâu tấn công vỏ trái sau đó ăn sâu thêm vào trong. Sâu đục trái sầu riêng có thể hóa nhộng ngay trên đường đục, hoặc gần bề mặt vỏ hoặc chui ra ngoài nhả tơ kéo lá phân kén và hóa nhộng ngay trong kén giữa các gai sầu riêng, thời gian hóa nhộng: 8-12 ngày. Sâu đục trái gây hại chủ yếu trên trái sầu riêng non, làm quả biến dạng, vẹo vọ, chậm phát triển làm giảm chất lượng quả và có thể làm rụng trái. Đồng thời sâu đục vỏ trái sầu riêng cũng tạo điều kiện làm cho nấm bệnh xâm nhập vào hại quả.

sau-duc-trai-sau-rieng-va-bien-phap-phong-tru

Các biện pháp phòng trị sâu hại trái sầu riêng:

 – Lựa chọn giống sầu riêng ít bị sâu đục quả gây hại ( giống sầu riêng quả mọc thành chùm bị gây hại bởi sâu đục trái nặng hơn giống sầu mọc đơn từng quả), lai tạo giống cây trồng thấp tạo điều kiện thuận lợi để quản lí dịch hại.

– Đảm bảo mật độ trồng, mật độ tán phù hợp tránh trồng quá dày, lựa chọn cây trông xen khi sầu còn nhỏ hợp lí, xử lí kĩ đất kĩ trước khi trồng.

– Thường xuyên dọn vệ sinh vườn trồng, thu gom tàn dư cây trồng đem tiêu hủy.

Có thể bạn quan tâm: 

– Thăm vườn thường xuyên, nếu phát hiện sâu đục trái có thể tỉa bớt trái bị hại ngăn chặn việc lây lan; đặt các bẫy sinh học để dẫn dụ tiêu diệt hoặc xua đuổi con trưởng thành của sâu đục trái.

– Tạo điều kiện để các loài thiên địch tự nhiên: bọ xít ăn mồi, nhện và Kiến Vàng Oecophylla smaragdina,… phát triển át chế sự phát triển của sâu hại trong vườn.

– Trường hợp mật độ sâu cao quá mức cho phép có thể sử dụng các loại thuốc hóa học như: Sumi-Alpha 5ND, Decis 2,5ND, Sevin,… để tiêu diệt nhưng phải đảm bảo an toàn.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *