Kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai lang đạt hiệu quả kinh tế cao

Kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai lang đạt hiệu quả kinh tế cao

1. Kỹ thuật trồng khoai lang

1.1. Thời vụ

Việt Nam là một nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, điều kiện thời tiết phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây khoai lang. Do đó ở nước ta có thể trồng khoai lang quanh năm. Tuy nhiên có đặc điểm điều kiện sinh thái khí hậu, đất đai, tập quán có khác nhau ở từng vùng nên cũng phải lựa chọn để bố trí thời vụ trồng cho thích hợp. Nói chung trong sản xuất ở nước ta từ trước tới nay đã hình thành các thời vụ sau đây:

1.1.1. Vụ khoai lang đông xuân

Diện tích trồng khoai lang vụ đông xuân hiện nay ở nước ta chiếm tỷ trọng tương đối lớn so với tổng diện tích trồng khoai lang cả nước: Nói chung vụ đông xuân có thể trồng được tất cả các vùng trừ các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

– Diện tích trồng khoai lang vụ đông xuân tập trung chủ yếu trên đất canh tác một lúa – 1 màu.

Cây khoai lang
Cây khoai lang

– Thời vụ trồng từ tháng 11-12, thu hoạch tháng 4-5. Khoai lang vụ đông xuân có những ưu, nhược điểm sau:

* Ưu điểm:

+ Nằm trong cơ cấu luân canh 2 vụ: Lúa mùa – khoai lang đông xuân, nên thời vụ không khẩn trương, đảm bảo làm đất kỹ, nhất là có điều kiện làm ải.

+ Thời gian sinh trưởng dài 5-6 tháng nên có thể sử dụng giống dài ngày có tiềm năng năng suất cao, điều kiện ngoại cảnh thuận lợi, kéo dài thời gian vận chuyển và tích luỹ vào củ.

+ Giai đoạn củ lớn nằm trong điều kiện thích hợp: Nhiệt độ 22-24oC, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, có mưa xuân, rất thuận lợi cho quá trình phình to của củ.

+ So với các vụ trong năm, khoai lang trồng vụ đông xuân năng suất cao hơn cả.

* Nhược điểm:

+ Bắt đầu từ tháng 12 trở đi nhiệt độ bắt đầu xuống thấp, thường bị hạn, có gió mùa Đông Bắc nên nếu trồng khoai lang sẽ khó bén rễ, tỷ lệ dây chết cao.

+ Thời kỳ đầu sinh trưởng thân lá nằm trong mùa hanh khô, do tốc độ sinh trưởng thân lá chậm, khả năng hình thành củ bị ảnh hưởng.

+ Giai đoạn cuối, điều kiện khí hậu như lượng mưa, nhiệt độ tăng dần làm cho thân lá phát triển vào thời kỳ cuối, thân lá giảm chậm, thậm chí có trường hợp thân lá vẫn tăng một cách đều đặn cho đến khi thu hoạch, không có lợi cho quá trình vận chuyển tích luỹ chất khô vào củ.

1.1.2 Vụ khoai lang đông

 Trong những năm qua, vụ khoai lang đông ở miền Bắc được trồng chủ yếu trên diện tích tăng vụ, vùng 2 vụ lúa hoặc 1 lúa-1 màu, hoặc 2 màu-1 lúa ở Đồng Bằng và trung du Bắc Bộ, các tỉnh khu 4 cũ.

– Khoai lang được trồng từ tháng 9 và thu hoạch tháng 2 năm sau.

– Căn cứ vào điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết cụ thể, liên hệ với tình hình sinh trưởng phát triển của cây, vụ khoai lang đông có những ưu điểm sau:

* Ưu điểm:

+ Nằm trong cơ cấu luân canh 3 vụ do đó nâng cao được hệ số sử dụng đất và tổng hợp sản lượng trên một đơn vị diện tích trồng trọt.

+ Điều kiện khí hậu và thời tiết vụ đông xuân diễn biến có lợi cho sinh trưởng thân lá của cây. Thời kỳ đầu nhiệt độ và ẩm độ còn cao, thích hợp cho thân lá phát triển, thời kỳ cuối nhiệt độ và lượng mưa giảm dần có lợi cho quá trình vận chuyển và tích luỹ vật chất khô vào củ.

* Nhược điểm:

+ Thời gian sinh trưởng ngắn (3,5-4 tháng ), đầu vụ thường gặp các trận mưa cuối vậy nên làm cho đất ướt, thời vụ trồng lại rất khẩn trương do vậy cần áp dụng kỹ thuật trồng khoai lang trên nền đất ướt.

+ Thời gian lớn hữu hiệu của củ ngắn, lại nằm vào những thán g rét nhất, khí hậu khô hanh nên ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ lớn của củ.

1.1.3. Vụ khoai lang xuân

Hiện được trồng ở Đồng bằng và trung du Bắc Bộ, trtên đất 2 màu -1 lúa. Thời vụ trồng tháng 2-3 thu hoạch tháng 6-7. Khoai lang xuân có những ưu, nhược điểm sau:

* Ưu điểm:

+ Thời kỳ trồng có điều kiện nhiệt độ và độ ẩm rất thích hợp cho khoai lang mọc mầm và ra rễ, sinh trưởng mạnh thời kỳ đầu.

+ Toàn bộ thời kỳ sinh trưởng thân lá cũng nhanh lớn lên của củ nằm trong điều kiện ngoại cảnh khá thích hợp.

* Nhược điểm:

+ Thời kỳ cuối của sinh trởng thân lá do điều kiện nhiệt độ cao, bắt đầu mùa mưa nên thân lá không giảm, ảnh hưởng đến tích luỹ vật chất khô vào củ.

+ Vào những năm mưa sớm, cuối tháng 5 đã có mưa dễ làm cho ruộng khoai lang bị ngập nước buộc phải dỡ non.

1.1.4. Vụ khoai lang hè thu

Được trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và các tỉnh miền Đông Nam Bộ… Vụ khoai lang hè thu được trồng vào tháng 5-6 thu hoạch tháng 10-11. Nói chung vụ khoai lang hè thu phát triển tương đối thuận lợi nên năng suất cũng khá cao.

1.2. Làm đất và lên luống

1.2.1. Làm đất

Khoai lang là một cây trồng không kén đất, trồng trên bất cứ một loại đất nào (đồi núi, trung du, bạc màu, cát ven biển…) cũng đều cho thu hoạch. Tuy vậy kỹ thuật làm đất cũng có tác dụng làm tăng năng suất khoai lang. Kỹ thuật làm đất cho khoai lang cần đảm bảo mấy yêu cầu sau:

– Làm đất sâu: Có tác dụng để làm được luống cao, to tạo điều kiện cho củ phát triển ăn sâu.

– Làm đất tơi xốp: Đảm bảo đất tơi xốp là điều quan trọng giúp cho củ khoai lang phát triển thuận lợi đặc biệt ở trong luống khoai lang.

Khoai lang
Khoai lang

– Đảm bảo giữ màu, giữ nước và chủ động thoát nước tốt. Tuy nhiên cũng tuỳ thuộc vào từng loại đất đai và thời vụ trồng trọt để có kỹ thuật làm đất khác nhau : Các loại đất thịt trong điều kiện vụ xuân, thời vụ không khẩn trương có thể làm đất ải. Nhưng làm đất ải với khoai lang cần lưu ý sau khi phơi ải vài ngày phải bừa ngay để giữ ẩm, khi lên luống cần đảm bảo độ ẩm cho khoai lang.

Còn ở các loại đất cát cần cày lên luống ngay, không cần thiết phải làm ải. Trong sản xuất hiện nay hình thành vụ khoai lang đông trồng tháng 9 thường gặp mưa to cuối vụ nên phải có kỹ thuật làm đất ướt để trồng.

Kỹ thuật làm đất lên luống cho khoai lang vụ đông trên nền đất ướt cần lưu ý mấy vấn đề sau:

– Sau khi lên luống xong, trên mỗi luống cho thêm một ít đất bột để làm giảm độ ẩm đất xuống vừa phải trước khi đặt dây trồng.

– Sau trồng khoảng 20 ngày, khi thời tiết bắt đầu chuyển sang khô hanh, đất trong luống khô dần, lúc đó sẽ cày lại giữa rãnh luống, làm đất nhỏ và vun luống lên hoàn chỉnh.

Xem thêm: Phòng trừ một số loại sâu bệnh hại thường gặp trên cây lúa

1.2.2. Lên luống

– Lên luống cho khoai lang nhằm mục đích tạo điều kiện cho củ phát triển thuận lợi.

– Kích thước luống phụ thuộc vào điều kiện: Thời vụ trồng, đất đai, giống, mật độ, khoảng cách trồng… Tuy nhiên yêu cầu cơ bản của lên luống khoai lang là phải lên luống nở sườn (không lên luống hình tam giác).

– Kích thước luống: Chiều rộng từ 1-1,2m, chiều cao 35-40 cm. Về hướng luống thì tuỳ thuộc vào kích thước của ruộng trồng mà xác định, nhưng nói chung theo hướng Đông tây là thích hợp nhất.

1.3. Giống, hiện tượng thoái hóa và biện pháp phục tráng giống

1.3.1. Tình hình sản xuất giống khoai lang ở Việt Nam

Do đặc điểm khoai lang có tính thích ứng và đề kháng mạnh, trong điều kiện sản xuất nào khoai lang cũng cho thu hoạch mặc dù năng suất cao hay thấp. Bởi vậy 100 trong một thời gian dài việc nhân và chọn tạo giống khoai lang cũng không được chú ý đã dẫn đến tình trạng thoái hoá giống khoai lang.

Nguyên nhân tho ái hoá bao gồm:

+ Do sinh sản vô tính trong một thời gian dài.

+ Do thu hẹp phạm vi vùng sinh thái của chúng

Củ khoai lang
Củ khoai lang

+ Do lẫn tạp cơ giới và lẫn tạp sinh học

+ Do đầu tư biện pháp kỹ thuật chưa thích đáng Để khắc phục tình trạng thoái hoá giống khoai lang, làm giả m năng suất và phẩm chất giống cần tiến hành phục tráng giống khoai lang và chọn tạo giống mới.

1.3.2. Tiêu chuẩn một giống khoai lang tốt đem trồng

Dây khoai lang tốt đem trồng cần phải đảm bảo mấy tiêu chuẩn sau:

+ Dây to mập, khoẻ, tươi, lá xanh thẫm.

+ Đốt ngắn (hay còn gọi là nhặt mắt)

+ Dây không ra rễ, ra hoa trước (chứng tỏ không quá già, không quá non)

+ Dây không bị sâu bệnh. Thông thường trong sản xuất thường chọn dây bánh tẻ, đoạn 1,2 từ khi gơ dây đến trồng phải đảm bảo 50-60 ngày tuổi.

1.3.3. Phục tráng giống bằng cách gơ củ

Dựa vào đặc điểm củ khoai lang có những mầm ngủ có thể phát triển thành cây, những cây khoai lang mọc từ củ phát triển rất khoẻ và đảm bảo chất lượng giống có tác dụng tăng năng suất. Vì vậy, trong sản xuất, lợi dụng đặc tính này người ta tiến hành phục tráng giống khoai lang bằng cách gơ giống bằng củ. Khi gơ giống bằng củ cần đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật sau:

+ Chọn củ: Chọn củ nhỏ hoặc trung bình, không bị sâu bệnh, không xây xát, thu hoạch cả cây, rũ sạch đất để vào nơi thoáng mát, không rửa.

+ Làm đất lên luống đảm bảo như trồng rau (làm đất nhỏ, kỹ luống rộng 1-1,2 m, cao 0,2 m, bón lót phân chuồng 10 tấn/ha )

+ Mật độ trồng: 40 x 40 cm/hốc (Nếu củ to có thể cắt thành khoanh) trồng xong lấp đất kín và phủ một lớp rơm rạ mỏng lên trên.

 Chăm sóc: Sau khi trồng tới nước bằng ô doa đảm bảo đủ ẩm. Khi mầm đã mọc, tỉa bỏ mầm yếu. Khi mầm dài 20-25 cm tiến hành bấm ngọn để phân cành, tạo cho mầm có nhiều thân. Sau khi đạt tiêu chuẩn cắt dây (50-60 ngày tuổi) sẽ cắt dây đợt một đem trồng, khi cắt dây đợt 1 đem trồng tiến hành chăm sóc ruộng gơ để cắt tiếp đợt 2. Hệ số nhân giống thường là 1/8-1/10.

1.3.4. Giới thiệu một số giống khoai lang trồng năng suất cao

a) Nhóm giống khoai lang lấy rau

* Giống khoai lang rau KLR1

Đặc điểm chính:

– Thân nửa bò màu xanh, lá xanh có 3 thuỳ nông. Gân mặt dưới hơi tím, cuống lá xanh, dài và dầy. Ngọn không lông, tỷ lệ cuống/ngọn: 59%; vỏ củ trắng ngà, thịt củ trắng.

– Số ngọn/cây/vụ 11-17 ngọn, khối lượng ngọn/cây/vụ 166 gam, Khối lượng 1 ngọn 12 gam.

– Năng suất thực thu của ngọn lá/m2 /vụ là 2,7 Kg. Trong ngọn lá, vật chất khô chiếm 21,35%, trong đó 25,41 % protein, 15,71 % xơ thô, 26,41% đường tổng số, 7,32% tananh, 388,8mg/100g vitamin C và hàm lượng Nitrat là 46,62mg/100g.

– Màu ngọn lá sau luộc xanh hấp dẫn. Chất lượng ăn mềm, ngọn lá ngon.

– Giống có tiềm năng thâm canh.

– Giống KLR1 được chọn theo hướng dùng lá và cuống làm rau, năng suất bộ phận làm rau đạt bình quân 26,8 tấn/ha/vụ.

* Giống khoai rau KLR3 Đặc điểm chính:

– Dạng thân thẳng đứng, không leo, đốt thân ngắn, không có lông tơ trên ngọn, lá mảnh, xẻ thùy sâu với 3 -5 thùy.

– Thân lá màu xanh đậm, cuống xanh đậm, mập, ngắn.

– Tỷ lệ cuống/ngọn 56,4%, vỏ củ đỏ, thịt trắng.

– Giống KLR3, bộ phận sử dụng làm rau là ngọn và lá, năng suất bình quân đạt 29,6 tấn/ha/vụ.

* Giống khoai lang rau KLR5

Đặc điểm chính:

– Thân, lá màu xanh mốc, dạng thân nửa bò, không leo, trên ngọn ít lông.

– Lá nhỏ xẻ thùy trung bình với 3 -5 thùy, cuống lá xanh, thon và ngắn.

– Tỷ lệ cuống/ngọn 50%.

– Số ngọn/cây/vụ 20-33 ngọn, năng suất thực thu 3,2kg/m2/vụ.

– Vỏ củ hồng, thịt củ trắng. Màu sắc ngọn sau luộc xanh, hấp dẫn và ngon. H06 -01:

* Giống khoai lang rau KLR3

– Bộ phận sử dụng làm rau là ngọn, năng suất bình quân đạt 32,3 tấn/ha/vụ.

b) Nhóm giống khoai lang lấy củ

* Giống khoai lang Hoàng Long Đặc điểm chính:

– Thời gian sinh trưởng 85-95 ngày.

– Năng suất củ tươi 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%, chất lượng củ luộc khá.

– Vỏ củ màu hồng sẫm, thịt củ màu vàng cam, dạng củ đều đẹp.

– Dây xanh tím phủ luống gọn, mức độ nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình.

* Giống khoai lang HL518

Đặc điểm chính:

– Thời gian sinh trưởng từ 95-110 ngày.

– Năng suất củ tươi đạt 17-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-30%.

– Chất lượng củ luộc ngon, vỏ củ màu đỏ đậm, thịt củ màu cam, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, bọ hà và sâu đục dây.

* Giống khoai lang HL 491

Đặc điểm chính

– Giống có thời gian sinh trưởng từ 95-110 ngày.

– Năng suất củ tươi đạt 15-27 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-31%.

– Chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu tía, thịt củ màu tím đậm, dạng củ đều đẹp, dây xanh tím, nhiễm nhẹ sùng, bọ hà và sâu đục dây.

* Giống khoai lang KB1

Đặc điểm chính:

– Giống có thời gian sinh trưởng 95-100 ngày.

– Năng suất củ tươi 22-32 tấn/ha, tỷ lệ chất khô 27-29%.

– Chất lượng củ luộc khá, vỏ củ màu hồng cam, thịt củ màu cam đậm, dạng củ hơi tròn, dây xanh, ngọn tím, nhiễm sùng và sâu đục dây trung bình.

* Giống khoai lang KTB1

Đặc điểm chính

– Giống KTB1 sinh trưởng khỏe, chống chịu rét khá.

– Thân có dạng hình bò lan, màu tím nhạt, lá hình tim nông, lá non có màu xanh hơi tím, lá trưởng thành màu xanh.

– Củ thuôn dài, vỏ màu đỏ và ruột màu vàng đậm đặc trưng, ăn ngon và bở.

– Năng suất đạt 15-20 tấn/ha, cao hơn giống đối chứng chiêm dâu 10-15%. KTB1 có thời gian sinh trưởng 110 ngày ở vụ đông, vụ xuân khoảng 120 ngày.

1.4. Mật độ và khoảng cách trồng

Năng suất khoai lang quyết định bởi 3 yếu tố:

+ Số dây trên đơn vị diện tích.

+ Số củ trung bình trên dây.

+ Trọng lượng củ trung bình.

Xác định mật độ và khoảng cách trồng hợp lý chính là đã tác động vào yếu tố thứ nhất (số dây trên một đơn vị diện tích). Ba yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ. Khi tăng mật độ trồng thì số củ và t rọng lượng củ sẽ giảm và ngược lại. Khoai lang có đặc điểm là bộ phận thu hoạch cơ quan dinh d ưỡng, củ khoai lang do quá trình phân hoá và lớn lên của rễ củ mà thành.

Chính vì vậy mà bộ phận trên mặt đất và dưới mặt đất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của thân lá khoai lang có tác dụng hai mặt: Xúc tiến và khống chế đối với bộ phận củ. Bởi vậy trồng dày và thưa có ảnh hưởng đến sự phát triển thân lá khoai lang. Mật độ khoảng cách trồng phụ thuộc vào: Giống, đất, thời vụ…

Ở Quảng Đông (Trung Quốc) mật độ thường trồng là từ 22.500-45.000 dây/ha. Ở Mỹ: 35.000-36.000 dây/ha. Ở Nhật Bản: 40.000-60.000 dây/ha. Ở Việt Nam: Mật độ 33.000-32.000 dây/ha (Hà Bắc), mật độ 27.000-32.000 dây/ha (Nghệ An). Với khoảng cách dao động từ 4-7 dây/1m chiều dài luống.

1.5. Các phương pháp trồng khoai

1.5.1. Phương pháp trồng

Trong thực tiễn ở nước ta có nhiều cách trồng khoai lang khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai, tập quán canh tác, thời vụ trồng…Cho đến nay trong sản xuất tồn tại 2 cách trồng phổ biến sau:

1.5.2. Trồng dây phẳng dọc luống

Đặt dây nằm phẳng dọc luống và chừa 3 -5 cm phần ngọn thò ra ngoài.

– Ưu điểm:

+ Các mắt đốt trên thân nằm ở vị trí thuận lợi cho việc ra củ, do đó số lượng củ trên dây tăng.

+ Củ phân bố đều trên luống, t ạo điều kiện cho củ phát triển đầy đủ và thuận lợi.

+ Thân lá phát triển đều hai bên sườn luống tạo điều kiện cho kết cấu tầng lá hợp lý, nâng cao hệ số sử dụng ánh sáng và hiệu suất quang hợp.

+ Tạo điều kiện cho củ và thân lá phát triển đều đặn trên l uống khoai lang nên việc chăm sóc xới xáo làm cỏ, bón phân thúc rất thuận lợi.

– Nhược điểm:

+ Kỹ thuật trồng tương đối phức tạp nên thường tốn nhiều công, chi phí cao.

+ Do trồng nông nên tỷ lệ dây chết cao, đặc biệt là các thời vụ trồng trong mùa rét như vụ đông xuân.

1.5.3. Trồng dây áp sườn

Khi lên luống chỉ lên một bên s ườn luống, đặt dây khoai lang đứng nghiêng vào sườn luống đó, sau đó lên nốt sườn luống bên kia.

Ưu điểm:

+ Kỹ thuật trồng đơn giản, trồng nhanh, đỡ tốn công.

+ Do kỹ thuật trồng sâu nên tỷ lệ dây chết thấp. Nhược điểm:

+ Số lượng đốt ra củ nằm ở vị trí thuận lợi thường ít nên số củ trên dây thấp

+ Củ chỉ phát triển về một bên sườn luống.

+ Thân lá phát triển không đều hai bên sườn luống, kết cấu hạ tầng lá không hợp lý, lá bị che khuất nhau nhiều làm giảm khả năng quang hợp, giảm tuổi thọ của lá.

Xem thêm: Tổng quan về cây khoai lang

+ Củ và thân lá phát triển không đều sang cả hai bên luống nên việc chăm sóc gặp khó khăn.

2. Kỹ thuật chăm sóc cây khoai lang

2.1. Bấm ngọn nhấc dây

2.1.1. Bấm ngọn

Là biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế sự vươn dài của thân chính, tăng nhanh sự phân cành của thân, làm cho thân lá phát triển sớm. Vì vậy cần bấm ngọn sớm mới có hiệu quả, thường khi thân chính dài 40-50 cm, dùng tay cắt đầu ngọn khoai lang một đoạn ngắn (khoảng 1-2 cm)

2.1.2. Nhấc dây

Nhúng giống khoai lang có thân bò vươn dài, khi gặp mưa nhiều, nhiệt độ cao trên các đốt thân khoai lang thường phát triển các rễ bám vào mặt luống. Trong điều kiện này dinh dưỡng có khả năng phân hoá rễ củ, tạo điều kiện cho quần thể khoai lang phát triển thuận lợi. Tuy nhiên cần đảm bảo nhấc dây đúng kỹ thuật (không lật dây)

2.2. Làm cỏ, xới xáo và vun

Thường tiến hành kết hợp với các lần bón thúc

2.3. Tưới nước

Muốn xác định chế độ tới nước hợp lý cần dựa vào nhu cầu nước tưới của cây qua từng thời kỳ sinh trưởng phát triển và độ ẩm đồng ruộng. Khoai lang là cây hoa màu trồng cạn, độ ẩm đất thích hợp khoảng 70-80 %. Ở nước ta do điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và phân bố tương đối đều nên có thể trồng khoai lang quanh năm. Tuy nhiên ở các thời vụ trồng khác nhau cũng có các điều kiện sinh thái khí hậu khác nhau, nên trước hết phải tuỳ thuộc vào thời vụ trồng mà có chế độ tưới nước hợp lý.

Kỹ thuật chăm sóc cây khoai lang
Kỹ thuật chăm sóc cây khoai lang

– Khoai lang Đông xuân thường gặp hạn vào đầu vụ và úng cuối vụ. Hạn nặng nhất vào thời kỳ phân hoá và hình thành củ. Do đó phải tập trung t ưới vào đầu vụ.

– Khoai lang xuân nói chung sinh trưởng và phát triển trong điều kiện có độ ẩm đất thuận lợi ( mưa phùn ) nên nói chung khoai lang xuân ít phải tới.

– Khoai lang hè thu chủ yếu nằm trọn trong mùa mưa nên thường không phải tưới. Kỹ thuật tưới đối với khoai lang thường rất đơn giản, cho nước vào ruộn g ngập từ 1/3-1/2 luống, để qua đêm cho nước ngấm vào luống khoai lang, sáng hôm sau rút cạn nước còn lại trên rãnh luống.

2.4. Kỹ thuật bón phân

Cho đến nay phân bón vẫn là yếu tố chủ đạo để tăng năng suất, sản lượng khoai lang. Theo Lononlonkrisna W.Y. (nghiên cứu năm 1948-1955 tại miền nam Ấn Độ thấy rằng thay đổi phân bón có thể tăng năng suất 50-100 %, trong khi đó thay đổi các biện pháp kỹ thuật trồng trọt khác tăng năng suất dưới 50 %.

Theo M. Tiutin (Liên Xô cũ), khoai lang cần nhiều dinh dưỡng vào nửa cuối thời kỳ sinh trưởng tức là vào giai đoạn lớn lên của củ, do đó bón phân cho khoai lang không những phải bón lót mà còn cần bón thúc. Kết quả nghiên cứu ở Trung Quốc năm 1958 cho thấy bón phân cho khoai lang có 2 đặc điểm lớn: Bón đủ phân lót từ 60-80 % tổng lượng phân và bón thúc sớm. Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam đã xác định: Bón lót thật đầy đủ, bón thúc sớm theo nguyên tắc ” giữa nặng, hai đầu nhẹ” nghĩa là bón thúc 3 lần.

2.4.1. Bón lót

* Loại phân bón lót

Chủ yếu là các loại phân hữu cơ, phân chuồng (t ơi hay hoai dang dở), rơm rạ, rác bổi, phân xanh, bèo dâu, tro … và phân lân vô cơ. Trong sản xuất thường dùng phân chuồng tơi (hoặc hoai dang dở) bón cho khoai lang vừa có cơ sở khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn. Việc khảo cứu trồng trọt, trong nhiều năm nghiên cứu đã đi tới kết luận: Bón lót phân chuồng tơi cho khoai lang đã tăng năng suất từ 11-14% só với bón phân chuồng hoai (đã thông qua chế biến ).

* Lượng phân bón

Để đảm bảo năng suất, chất lượng phân hữu cơ cần bón cho khoai lang phải đạt từ 10-15 tấn / ha. Nhiều kết quả nghiên cứu chứng minh rằng năng suất khoai lang tăng tỷ lệ thuận với lượng phân hữu cơ dùng bón lót. Riêng phân lân vô cơ ít nhất cũng phải bón được từ 50-60 kg P2O5 tương đương với 250-300 kg supe lân cho 1 ha.

* Cách bón

Nguyên tắc cần bón tập trung theo hàng và bón theo tầng (loại phân khó phân giải bón dưới, loại phân dễ phân giải bón lên trên và trên cùng là phân chuồng để có tác dụng xúc tiến quá trình phân giải ).

2.4.2. Bón thúc

* Loại phân thúc

Thường dùng loại phân dễ tiêu, có hiệu quả nhanh như phân vô cơ (đạm và kali), hoặc người ta có thể dùng các loại phân chuồng đã hoai mục, phân bắc, nước giải.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khoai tây

* Lượng phân bón

Trong hai loại phân vô cơ: Đạm và kali rất cần thiết cho cây khoai lang sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên nếu bón nhiều đạm làm cho cây phát triển thân lá mạnh, chỉ số diện tích lá quá cao làm ảnh hưởng đến năng suất. Bởi vậy lượng đạm cần bón thúc cho khoai lang từ 30-60 kg N/ha tương đương với 60-120 kg urê cho 1 ha và 70-100 kg K2O/ha tương đương 140-200 ka/ha.

Phân chuồng hoai, phân bắc, nước giải, tro tuỳ thuộc vào lượng phân bón có được và tình hình sinh trưởng của cây mà bón cho thích hợp.

* Các thời kỳ bón thúc

Có thể bón vào 3 thời kỳ chủ yếu

– Lần 1: Sau trồng 25-30 ngày, chủ yếu là bón N ( thường bón 1/3 tổng số N ).

– Lần 2: Sau trồng 45-60 ngày, bón tiếp 2/3 số đạm còn lại và 1/3 lượng kali

– Lần 3: Sau trồng 60-80 ngày, bón 2/3 số kali còn lại. Cách bón: Cần bón trực tiếp vào gốc. Sau khi bón xong cần lấp đất kỹ. Trong sản xuất cần bón lần thứ 2 kết hợp với cày xả luống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *