Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ngô mang lại hiệu quả kinh tế cao

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ngô mang lại hiệu quả kinh tế cao

1. Kỹ thuật trồng cây ngô

1.1. Thời vụ trồng cây ngô

Cơ sở để xác định thời vụ:

– Căn cứ vào yếu tố khí hậu thời tiết: Nhiệt độ, lượng mưa của vùng trồng.

– Căn cứ vào đặc điểm giống ngô.

– Căn cứ vào điều kiện đất đai và khả năng thâm canh.

– Căn cứ vào chế độ luân canh, trồng xen trồng gối.

– Căn cứ vào tình hình xuất hiện sâu bệnh Ở nước ta có thể gieo ngô quanh năm. Tuy nhiên từng vùng có thời vụ chính khác nhau:

1.1.1. Vùng núi phía Bắc

Bao gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Thái Nguyên.

– Vụ xuân gieo từ 15/2 đến 30/2 đất ruộng.

– Vụ xuân muộn gieo từ 1-15/3 trên đất rẫy.

Cây ngô
Kỹ thuật trồng ngô

– Vụ thu gieo từ 15/7 đến 10/8 trên đất nương rẫy. Các tỉnh Tây Bắc: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai thường chỉ gieo 1 vụ từ 5/3 đến 15/4. ở các tỉnh này vụ ngô xuân, hè thường cho năng suất cao. Vụ thu năng suất thấp hơn.

1.1.2. Vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ

 Có các vụ ngô sau:

-Vụ ngô xuân: Gieo từ 20/1 đến 15/2 trên đất chuyên màu.

– Vụ hè thu: Gieo 15/4-25/5 trồng trên đất bãi.

– Vụ thu: Gieo 15/7 đến 10/8 trên đất chuyên màu.

– Vụ đông: Gieo 5/9 đến 30/9 trên đất 2 vụ lúa.

1.1.3. Vùng Bắc Trung bộ

Có 3 vụ:

– Vụ ngô xuân gieo từ 15/1 đến 15/2.

– Vụ hè thu tháng 5-6.

– Vụ đông gieo 15/9 đến 15/10.

1.1.4. Vùng duyên hải miền Trung

Có 2 vụ

– Vụ 1: Gieo tháng 1

– Vụ 2: Gieo 30/4 đến 10/5.

1.1.5. Vùng tây nguyên:

Có 2 vụ chính:

– Vụ 1: Gieo từ 10/4 đến 10/5

 – Vụ 2: Gieo từ 15/7 đến 15/8.

1.1.6. Vùng Đông Nam Bộ

Có 3 vụ: Vụ hè, thu, vụ đông

1.1.7. Vùng đồng bằng Sông Cửu Long

Thường trồng vào vụ xuân khi thu hoạch xong lúa nổi.

1.2. Làm đất trồng ngô

 Ngô có thể trồng được trên nhiều chân đất khác nhau, song phù hợp cho ngô sinh trưởng và phát triển là đất có thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình: Đất thịt nhẹ đến đất trung bình, đất phù sa ven sông, đất cát pha, đất bồi ven sông, đất đỏ bazan….Đất có tầng canh tác từ 30-40 cm không bị kết von đá ong, thoát nước tốt, độ PH =6,5-7,5.

Làm đất trồng cây khoai tây
Làm đất trồng ngô

Đất được cày bừa nhỏ,sạch cỏ. Nếu đất 2 vụ lúa, trồng thêm ngô vụ đông, cần lên luống rộng 1-1,1m, cao 30-40 cm, rãnh luống rộng 0,3-0,4m. Nếu đất màu thoát nước tốt có thể làm vạt hoặc làm đất bằng.

1.3. Giới thiệu một số giống ngô mới đang được trồng phổ biến

1.3.1. Giống lai đơn LVN184

Nguồn gốc: Là giống lai đơn từ 2 dòng DF4 và DF18 theo phương pháp truyền thống. LVN184 được phép sản xuất thử theo Quyết định số 215 /QĐ-TT-CLTngày 2/10/2008.

Những đặc điểm chính LVN 184 có thời gian sinh trưởng ngắn 90-110 ngày, thấp cây, lá đứng, chịu hạn, chống đổ khá, ít nhiễm sâu bệnh, bộ lá xanh bền, bắp chắc, kín lá bi, hạt răng ngựa, tỉ lệ hạt cao cho năng suất cao (7-11 tấn/ha) chống chịu tốt.

1.3.2. Giống lai đơn LVN37

Nguồn gốc: Là giống ngô lai đơn từ 2 dòng có nguồn gốc nhiệt đới. LVN37 được phép sản xuất theo Quyết định số 193 QĐ-TT-CLT ngày 26 tháng 8 năm 2008 của Cục trưởng Cục Trồng trọt

Những đặc điểm chính :

– Thời gian sinh trưởng :LVN 37 có thời gian sinh trưởng trung bình: Vụ Xuân 110-120 ngày; Vụ Hè Thu 85-95 ngày; Vụ Đông 110 ngày chiều cao cây 190-200 cm, chiều cao đóng bắp 90-100 cm, chiều dài bắp 18-20 cm, đường kính bắp 4,5-5,0 cm, số hàng hạt 12- 14, số hạt/hàng 35 – 40 hạt, khối lượng 1000 hạt là 320 – 340g, tỷ lệ hạt/bắp 78-79%; cho năng suất cao ( 7,5- 9,5 tấn/ha ) chống chịu tốt.

1.3.3. Giống ngô nếp VN6

 Nguồn gốc: Là giống thụ phấn tự do được tạo ra từ tổ hợp lai giữa ngô nếp VN2 và giống Định nếp 48 của Trung Quốc. VN6 được công nhận giống cây trồng mới thep Quyết định số 216/QĐ-TT-CLT ngày 2/10/2010 của Cục trưởng Cục Trồng trọt.

Những đặc điểm chính:

– Về thời gian sinh trưởng: VN6 là giống ngắn ngày

– Nam Trung Bộ 85-95 ngày (tuỳ vụ), nếu ăn tươi thì 62 -65 ngày

– Tại các tỉnh phía Bắc 94-96 ngày, ăn tươi 65-75 ngày.

– Về năng suất:  Nam Trung Bộ 43-50tạ/ha, cao nhất đạt 58 tạ/ha

Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai lang

1.3.4. Giống ngô LVN66

Nguồn gốc: Là giống lai đơn từ tổ hợp lai D3015M/D11.

– LVN66 được công nhận cho sản xuất thử theo Quyết định 161/ QĐ-TT-CLT ngày 24/6/2009

Đặc điểm chính của giống: Giống có thời gian sinh trưởng trung bình từ 95 – 105 ngày tùy theo mùa vụ

– Hạt dạng bán răng ngựa màu vàng cam đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.

– Chịu hạn tốt, lá bi mỏng và bọc kín trái.

– Cao cây: 190-210 cm

– Cao bắp: 90-110 cm

– Dài bắp: 16-18 cm,

– Đường kính bắp: 4,5-5,5 cm

– Số hàng hạt/bắp: 14-16 hàng

– Số hạt/hàng: 36-40 hạt

– Cho năng suất từ 8-12 tấn/ha, ổn định ở các mùa vụ và các các vùng sinh thái

1.4. Mật độ và khoảng cách trồng cây ngô

1.4.1. Mật độ, khoảng cách trồng

Dựa vào đặc điểm hình thái của giống, thời gian sinh trưởng, tính chất đất, trình độ thâm canh, mục đích thu hoạch… Mật độ khoảng cách ngô gieo lấy hạt thường trồng trông sản xuất như sau:

– Nhóm giống ngắn ngày có mật độ 70.000-80.000 cây/ha. Gieo với khoảng cách 70 x 20 hoặc 50 x 25 cm/cây.

– Nhóm giống trung ngày: 60.000-70.000 cây/ha. Gieo với khoảng cách 70 x 25 cm/cây, 70 x 22 cm/cây.

Hoa ngô
Kỹ thuật chăm sóc cây ngô

– Nhóm giống dài ngày: 50.000-60.000 cây/ha. Gieo với khoảng cách 80 x 25 cm/cây, 70 x 25 cm/cây.

1.4.2. Chuẩn bị hạt giống và cách gieo

– Hạt giống trước khi ngâm cần phơi lại dưới nắng nhẹ, để hạt hút nước nhanh và kích thích phôi mầm hoạt động. Hạt có tỷ lệ nảy mầm 955, 1 ha cần khoảng 25-30 kg giống

– Ngâm ủ: Nếu gieo ngô trên đất đủ ẩm cần ngâm hạt 10-12h (Riêng đối với ngô đường và các giống ngô có hạt dạng nhũ bột ngâm khoảng 4-5h) cho hạt hút no nước. Nếu nhiệt độ cao, trời ấm cần thay nước tránh hạt bị chua. Sau đố ủ cho hạt nứt nanh, rồi đem gieo.

– Nếu đất khô không nên ngâm mà gieo theo hàng,theo hốc khoảng cách 20 x 30 cm/cây. Lấp hạt sâu 3-7 cm tuỳ theo độ ẩm đất và thời tiết. Nên gieo tuần tự “2 hạt – 1 hạt” đối với giống có tỷ lệ nảy mầm thấp.

2. Kỹ thuật chăm sóc cây ngô.

2.1. Trồng dặm ngô

Để bổ sung vào diện tịch bị mất khoảng nhằm đảm bảo mật độ cần thiết. Thường dặm khi cây có 1-2 lá, Sau khi dặm cần tăng cường chăm sóc để cây sinh trưởng đồng đều.

2.2. Bón thúc, Làm cỏ.

2.2.1. Căn cứ để bón phân

– Căn cứ vào nhu cầu vàn đặc điểm dinh dưỡng của cây ngô

– Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của đ ất đai đặc biệt lý hóa tính và Ph đất

Ví dụ: Đất cát bón nhiều phân hữu cơ, phân hóa học nên bón làm nhiều lần mỗi lần một ít. Đất thịt bón ít phân hữu cơ, phân vô cơ bón ít lần mỗi lần bón nhiều.

– Căn cứ vào đặc điểm của giống: Thời gian sinh trưởng của giống, giống chịu thâm canh hay không chịu thâm canh

– Căn cứ vào kỹ thuật trồng trọt

– Căn cứ vào trồng xen hay trồng gối

– Căn cứ vào điều kiện thời tiết

Yêu cầu ngoại cảnh của cây ngô
Kỹ thuật bón phân

– Căn cứ vào loại phân bón

Xem thêm: Phòng trừ ruồi đục lá hại lúa

2.2.2. Bón lót

– Phân hữu cơ hoai mục 10-15 tấn /ha

– Phân lân: 60-90 kg P2O5/ha

– Cách bón sau khi bón phân xong phủ lên một lớp đất mỏng sau đó mới gieo hạt không để hạt tiếp xúc với phân lót.

2.2.3. Bón thúc

– Lượng phân bón thúc: Phân N 100-150kg/ha; Phân K 60-100kg/ha

– Thời kỳ bón thúc chia làm 3 lần:

+ Khi cây ngô có 3-4 lá lúc này cây ngô bước vào làm đốt. Bón 1/3 tổng lượng phân N.

+ Khi cây ngô có 7-9 lá là giai đoạn lớn vọt bón nốt 2/3 phân N + 1/3 phân K bón sâu vào gốc kết hợp vun và xới.

+ Trước trỗ cờ 10-15 ngày bón nốt 2/3 phân K còn lại bón sâu vào gốc và vun luống cao. Nếu bón 2 lần thì nên bón vào lần 1, lần 2. Trong điều kiện bón lót đầy đủ, không có nhân công thì bón thúc một lần vào giai đoạn cây ngô có 7 -9 là là đủ.

– Khi cây có 3- 5 lá thật: Tỉa định cây, loại bỏ cây xấu. Mỗi hốc chỉ để một cây theo khoảng cách đã định.

– Xới xáo làm cỏ tạo điều kiện rễ ăn sâu rộng và diệt cỏ dại.

– Bón thúc lần 1 khi cây ngô có 7- 8 lá.

– Bón thúc lần 2 lúc cây ngô xoáy nõn.

– Bón theo hàng, cách gốc 5-7 cm, sâu 7 -10 cm, lấp phân, kết hợp vun cao gốc chống đổ.

2.3. Rút cờ thụ phấn bổ sung cho ngô

2.3.1. Rút cờ

– Áp dụng cho ruộng sản xuất ngô giống.

– Bông cờ có số lượng hạt giống đủ để cung cấp cho 5 bắp. Vì vậy rút bông cờ sẽ không ảnh hưởng đến tỷ lệ kết hạt. Rút cờ còn có tác dụng tập trung dinh dưỡng nuôi bắp, hạn chế sâu bệnh trên bông cờ, hạn chế được phấn của cây xấu tham gia vào quá trình thụ phấn thụ thụ tinh.

– Cách tiến hành: Khi cờ ngô bắt đầu nhú ra khỏi bẹ lá 5-7 cm, cần rút cờ ở những cây sinh trưởng kém, sâu bệnh. Nếu là ruộng giống rút cờ ở những cây quá cao, quá thấp so với chiều cao trung bình của cả ruộng. Nên xen kẽ giữa các cây, các hàng. Chú ý: Số cây bị rút cờ không quá 30%.

2.3.2. Thụ phấn bổ sung

– Đặc điểm nở hoa của ngô là hoa cái và hoa đực có thời gian nở lệch nhau. Những hoa cái phun râu sau thường không được thụ phấn do chất lượng phấn kém và số lượng hạt phấn ít những hạt ở cuối bắp không hình thành, mà thót đuôi chuột.

– Hạn chế hiện tượng thót đuôi chuột bằng cách thụ phấn bổ sung trên diện tích nhỏ thụ phấn cho từng bắp gồm 2 bước:

+ Bước 1: Thu thập phấn mới hỗn hợp lại trộn đều, cho vào phễu thụ phấn, phễu có thể làm bằng bìa cứng miệng rộng 20 -25 cm, đáy 3-4 cm thủng bịt bằng vải thưa.

+ Bước 2: Tiến hành thụ phấn + Lắc nhẹ phễu để phấn rơi vào râu ngô, thụ phấn cho từng bắp một có thể thụ phấn 1-2 lần/ vụ.

+ Đối với diện tích lớn dùng dây kéo hoặc sào gạt qua đầu bông cờ làm cho hạt phấn rơi xuống râu ngô.

– Thời gian tiến hành thụ phấn bổ sung vào cuối giai đoạn tung phấn rộ, thụ phấn vào lúc 8-10h trong ngày khi có nắng nhẹ là tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *