Nội dung bài viết
Biện pháp nâng cao năng suất và sản lượng dưa hấu
1. Nâng cao năng suất dưa hấu trái vụ
Dưa hấu vụ Xuân Hè ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng sinh trưởng, phát triển trong giai đoạn từ tháng 2, tháng 3 đến tháng 5, tháng 6 dương lịch. Việc thâm canh dưa hấu ở vụ này gặp nhiều khó khăn nhất là đầu vụ do thời tiết không thuận lợi.
Vì vậy, muốn đạt một năng suất cao, nông dân cần có những biện pháp khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm nhất định. Cụ thể:
– Khi ngâm ủ, gieo hạt dưa trong bầu: Nếu thời tiết rét, cần ngâm hạt trong nước ấm 54°C (3 sôi, 2 lạnh) tùy theo nhiệt độ ngày ngâm và đặc điểm hạt giống vừa sản xuất hay sản xuất đã lâu mà cần ngâm đủ thời gian cho hạt được “no nước” (khoảng 15-20 giờ). Ngâm xong, dùng tro bếp xát sạch nhớt rồi ủ từ 36 – 48 giờ.
Để đảm bảo cho hạt được nảy mầm thuận lợi trong lúc thời tiết còn rét, cần ủ hạt trong thúng cỏ khô có thắp bóng điện 100W (vùi túi hạt được bọc bằng vải ẩm trong 1/3 thúng cỏ, đặt bóng điện cách mặt cỏ khoảng 10 – 15cm) hoặc đặt túi hạt trong lòng con gà đang ấp trên ổ hay đút vào túi áo, túi quần mang theo người. Làm như vậy để tăng nhiệt độ cho túi hạt, giúp hạt nảy mầm nhanh và đồng đều hơn.
– Làm bầu để gieo hạt dưa: Lưu ý ở vụ này cần tăng nhiều phân chuồng và lân supe hơn các vụ khác, vì phân chuồng và lân có tác dụng giữ ấm và thúc cho cây phát triển rễ mạnh. Ngoài ra, có thể dùng các chế phẩm phân bón lá hữu cơ kích thích ra lá, chồi như Hi – canxi, Vip – AK, Đầu Trâu 502,… để phun khi cây có 2 lá mầm. Khi gieo hạt trong bầu cần phủ kín hạt bằng một lớp đất dày khoảng 0,5cm và tránh gió bấc thổi trực tiếp vào khu ươm cây con để mầm không bị khô héo và chết.
Trong thời gian cây con trong bầu, nếu thời tiết có mưa Xuân (mưa phùn), ẩm độ không khí cao trên 80% thì cần phải tiến hành phun thuốc phòng bệnh cho cây để hạn chế tối đa bệnh chết ẻo (chết thắt thân) do nấm gây nên. Các loại thuốc đặc hiệu như: Monceren, Validacin, Amistar-top,…) kết hợp với các chế phẩm giàu canxi như Hi-canxi để phun sẽ giúp cây con luôn cứng cáp, phát triển thuận lợi, đạt tiêu chuẩn đem trồng.
– Đất trồng dưa hấu vụ Xuân Hè cần được xử lý sâu bệnh bằng vôi bột (50 – 80kg/sào) rắc đều trên mặt ruộng trước khi cày bừa và thuốc trừ sâu dạng hạt như; Furaran, Diazilon l0H, Basuzin,… Đồng thời cần cỏ màng phủ chuyên dụng để phủ mặt luống, giúp cây tiết kiệm nước tưới, giảm sâu bệnh, tăng năng suất và chất lượng quả dưa.
– Mật độ thích hợp nhất đối với hầu hết các giống dưa Hắc Mỹ Nhân trồng vụ Xuân Hè là: cây cách cây 35 – 40cm, hàng cách hàng 2,5m (350 – 400 cây/sào Bắc Bộ).
– Việc bón phân cho dưa hấu cũng cần phải được ưu tiên cả về số lượng và chất lượng các loại phân bón vì giá trị cây dưa mang lại:
Bón lót cho dưa: ngoài các loại phân thông thường (đạm, lân, kali) cần bón bổ sung cho đất một lượng khoảng 4 – 5kg phân vi lượng bón gốc (phân cải tạo đất) nhất là những chân ruộng chuyên canh cây màu. Nếu sau trồng trời còn rét, cây khó ra rễ, lá thì cần bổ sung các loại phân bón lá hữu cơ (KH, Vip – AK,…) phân chuyên dụng (AK Humate,…) để giúp cây phát triển nhanh lá, chồi, rễ, sinh trưởng và phát triển được trong thời tiết khắc nghiệt này.
Khi dưa đã cho quả: ngoài việc sử dụng phân bón gốc cho dưa cũng cần bổ sung thêm các loại phân bón lá hữu cơ (Fetrilon Combi, Basfolia – K, Đầu Trâu 702, Do2, Hi Canxi,…) sẽ giúp cây hấp thu được nhanh hơn các dưỡng chất (90 – 95%), cây sẽ phát triển tốt, tăng sức đề kháng, tăng năng suất và phẩm chất quả dưa.
Song song với các biện pháp kỹ thuật thâm canh trên cần lưu ý việc tuyển chọn quả trên dây dưa. Muốn thành công ở việc làm này thì ngay khi cây có 4 – 5 lá thật cần bấm ngọn để cây bật nhánh.
Tỉa bỏ các nhánh phụ, chỉ để lại 2 nhánh khỏe trên cây và định hướng cho dây dưa theo một hướng nhất định bằng cách ghim cố định lại. Khi dưa ra hoa cần tiến hành thụ phấn bổ sung vào thời điểm 6 – 8h sáng bằng cách quệt phấn ở hoa đực vào đầu nhụy trên hoa cái tại vị trí hoa thứ 2 hoặc 3 trên dây là đẹp nhất (loại bỏ hoa, quả ra đầu tiên). Trên 2 dây dưa ắt sẽ có 2 quả để ta chọn lựa (lúc quả bằng bóng đèn). Loại bỏ quả xấu, sâu chỉ để lại 1 quả trên cây/gốc.
Lần bấm ngọn thứ 2 cần làm sau khi chọn được quả cần giữ khoảng 1 tuần, tiến hành bấm ngọn cách quả khoảng 5 – 6 lá để cây có điều kiện dồn dinh dưỡng nuôi quả, chặn đưọc dòng dinh dưỡng nuôi ngọn.
– Việc phòng trừ sâu bệnh hại trên dưa hấu xuân hè, cần lưu ý các loài sâu chích hút ở thời kì đầu và giữa vụ như bọ trĩ, rầy mềm, rệp, dòi đục lá. Các loài này thường hay gây hại mạnh ở những vụ Xuân có nhiều mưa phùn, ẩm ướt. Chúng làm đọt non chun lại không phát triển, lá vàng xoắn lại và khô. Sử dụng các thuốc chuyên trừ rầy, rệp như; Alika, Confidor, Admire,… sẽ có hiệu quả cao.
Bệnh gây hại dưa hấu xuân hè chủ yếu là bệnh thối thắt thân cây con, lở cổ rễ thời kì đầu và giữa vụ, bệnh nứt thân chảy nhựa thời kì giữa vụ, nhất là những năm mưa nắng thay đổi liên tục trong tuần. Cần sử dụng các loại thuốc đặc trị như; Amistar – top, Score, Monceren, Validacin, Aliette,… phun phòng định kỳ 5 – 7 ngày/lần trong thời gian có thời tiết như trên cùng với việc giảm tưới nước, giảm bón phân mới đạt hiệu quả. Các biện pháp cần phải tiến hành song song và đồng bộ theo hưóng IPM mói nhằm mang lại kết quả mong đợi.
2. Nâng cao năng suất dưa hấu trong mùa mưa
Thực tế, trong sản xuất cây dưa hấu chỉ cho năng suất cao, phẩm chất tốt trong mùa nắng, tức vụ dưa Tết. Hiện nay, việc áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật mới trong canh tác nên đã trồng được dưa hấu ngay trong mùa mưa và cho hiệu quả khá cao, nhưng việc thâm canh dưa hấu trong vụ này thường gặp những khó khăn nhất định, đòi hỏi người trồng dưa phải có nhiều kinh nghiệm lẫn kiến thức chuyên môn thì mới thành công.
2.1. Những khó khăn, bất lợi khi canh tác dưa hấu trong mùa mưa:
– Rễ dưa hấu ăn lan rộng nên cây có khả năng chịu hạn, nhưng chúng không có khả năng phục hồi và chịu úng kém nên dễ làm thối rễ, vàng lá rồi chết.
– Thân, lá dưa non mềm, mọng nước, có sinh khối lớn. Trong điều kiện ẩm ướt, cây tạo ra nhiều rễ bất định trên thân, nên hút thêm nước và dinh dưỡng làm cho cây phát triển mạnh hơn, thân lá sum suê, ảnh hưởng đến khả năng ra hoa kết quả. Ngoài ra, hạt mưa còn làm tổn thương cơ giới đến các bộ phận của dây dưa, đó là điều kiện tốt để nấm bệnh tấn công.
– Dưa hấu là cây ưa sáng, cường độ ánh sáng mạnh làm thúc đẩy sự tăng trưởng của dây dưa, dễ đậu, to, chín sớm, tích luỹ nhiều đường và sắc tố làm cho phẩm chất dưa tăng thêm. Trong mùa mưa, cường độ ánh sáng yếu, dây dưa bò dài, dễ nhiễm bệnh, khó đậu, màu nhạt, không ngọt.
2.2. Những biện pháp kỹ thuật cần lưu ý khi canh tác dưa hấu trong mùa mưa
Để khắc phục những hạn chế trên, khi canh tác dưa hấu trong mùa mưa, chúng ta cần phải chú ý đến một số biện pháp kỹ thuật sau:
a. Về công tác chọn giống
Yếu tố đầu tiên để giúp dưa hấu trồng được trong mùa mưa là giống. Giống phải có khả năng kháng bệnh hay chống chịu tốt với một bệnh thường xuất hiện trên dưa hấu như bệnh héo Fusarium, bệnh nứt thân chảy nhựa, bệnh héo tươi,… Giống có thời gian sinh trưởng ngắn, trọng lượng nhỏ, có thể để 2 quả trên dây. Ngoài ra, có khả năng tích luỹ đường và sắc tố trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, không làm giảm phẩm chất của dưa.
b. Về biện pháp làm đất
Dưa hấu bò trên mặt đất, thân, lá và rễ đều chịu đựng kém với điều kiện ngập úng, nên khi làm đất trồng dưa trong mùa mưa cần chú ý phải cao ráo, thông thoáng và chủ động tưới tiêu kịp thời. Đồng thời, xẻ thêm rãnh nhỏ giữa luống trồng để nước không đọng lại sau mưa. Có thể dùng màng phủ plastic che mặt luống trồng dưa, giúp cho đất trồng không bị lèn, rễ dưa phát triển tốt.
c. Về mật độ trồng
Các giống dưa cho quả nhỏ có thể bố trí trồng dày để tăng năng suất trên đơn vị diện tích, trên cơ sở tỉa nhánh hợp lý. Hiện nay, hầu hết các giống đều khuyến cáo trồng ở mật độ 8.500 – 9.500 dây/ha, với khoảng cách luống đôi từ 5 – 5,5 m, khoảng cách cây trên hàng là 4 – 4,5m.
d. Về biện pháp bón phân
Bón phân cho ruộng dưa hấu trong mùa mưa cần tuân thủ các nguyên tắc sau: Tăng cường bón phân hữu cơ giúp đất trồng tơi xốp và thông thoáng khí, hấp thu phân hóa học tốt hơn. Bón vôi xử lý mầm bệnh trong đất, cải tạo lý hoá tính đất giúp các chất dinh dưỡng biến đổi thành những chất dễ tiêu cho cây hấp thu.
Liều lượng phân bón, thời điểm bón và cách bón chịu ảnh hưởng của thời tiết, giống trồng, cách làm đất và phương thức canh tác. Tăng cường bón phân Kali để giúp cây trồng tăng khả năng chống chịu. Ngoài ra, cần cẩn thận khi sử dụng phân bón qua lá và các chất kích thích tăng trưởng trong mùa mưa.
e. Về biện pháp chăm sóc
Cần thường xuyên tỉa nhánh từ khi dây dưa bắt đầu bò đến khi chọn xong, để ruộng dưa thông thoáng, hạn chế sâu bệnh phát triển. Do trồng trong mùa mưa nên cây ra hoa đậu sẽ gặp lúc trời mưa, làm hạn chế khả năng thụ tinh thụ phấn của dưa. Do vậy, cũng cần chuẩn bị các “mũ chụp” hoa đã thụ phấn bổ khuyết xong trong vài ngày. Sau khi lấy xong, phải dùng rơm kê cao để khỏi bị úng.
f. Về biện pháp phòng trừ sâu bệnh
Trong mùa mưa, mật số gây hại của côn trùng ít hơn mùa nắng, do vậy bệnh ít xảy ra hơn. Tuy nhiên, các bệnh khác thì xảy ra nhiều hơn như bệnh nứt thân chảy nhựa, bệnh thối, bệnh héo Fusarium,… cần chọn giống có tính chống chịu cao, bón phân cân đối, phòng trị bệnh đúng cách nguyên tắc 4 đúng thì sẽ hạn chế được bệnh hại.
Trồng dưa hấu trong mùa mưa đòi hỏi chi phí đầu tư, chăm sóc cao hơn vụ mùa nắng, nhưng lợi nhuận thường cao gấp 2 – 3 lần, vì giá bán cao và dễ tiêu thụ hơn. Do vậy, muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao, phẩm chất tốt chúng ta cần lưu ý một số vấn đề đã nêu trên.
3. Ghép dưa hấu trên gốc bầu
Việc sử dụng biện pháp kỹ thuật ghép trên gốc của một số họ bầu, bí,… nói chung, sẽ phòng ngừa được bệnh chết héo do nấm Fusarium gây ra một cách hữu hiệu. Với cách làm cũng đơn giản, có thể tự sản xuất giống dưa hấu lai bầu. Trước hết, chọn cây làm gốc ghép trên gốc cây “bầu sao” vì có ưu điểm: tăng trưởng mạnh, thích nghi rộng, dễ để giống. Còn cây dưa làm giống tuỳ theo sở thích, điều kiện, thực tế sản xuất của từng địa phương mà chọn giống dưa cho phù hợp. Có thể ghép nêm, chẻ ngọn hoặc ghép áp chẻ thân. Bà con nên chọn cách ghép ngọn vì nó dễ làm hơn.
Trước hết, hãy ủ hạt bầu cho lên mầm rồi gieo vào bầu đất có kích thước: 12 x 8 – 9cm. Đặt bầu ở chỗ có nhiều nắng, hàng ngày tưới nhẹ (vừa đủ ẩm) để cây mọc đều, thân to, mập, khỏe. Khi cây bầu có hai lá mầm, tiến hành ngâm ủ hạt dưa hấu, rồi cho trấu (đã đãi sạch, ngâm nước cho mềm) vào 2/3 chiều cao của rổ tre, rải hạt dưa đã nảy mầm lên trên và phủ thêm lớp trấu dày 2 – 5cm, để vào chỗ ít ánh sáng để thân mầm của dưa mọc dài và chậm mở lá mầm. Khi cây bầu ra được lá đầu tiên và cây dưa chưa mở hai lá mầm, tiến hành ghép: dùng lưỡi dao sắc, mỏng, cắt ngọn cây bầu, chừa lại hai lá mầm, dùng ghim tre nhỏ vót nhọn, ghim vào ngọn cây bầu, tạo lỗ sâu 5 – 7mm.
Sau đó dùng lưỡi lam cắt lấy ngọn cây dưa cách hai lá mầm khoảng 1 cm về phía dưới. Rút ghim ra khỏi ngọn cây bầu rồi nhanh chóng gắn ngọn cây dưa vào. Ghép xong đặt bầu cây ở nơi kín gió, có mái che trong 2 – 3 ngày. Tưới nhẹ giữ đủ ẩm cho cây để ngọn dưa không bị héo. Khi ngọn dưa đã gắn hoàn toàn với gốc bầu, đưa cây ra nắng. Khi cây dưa tháp bầu đã ra lá thật thì đem đi trồng.
Thời gian từ lúc ngâm ủ hạt đến khi bầu dưa đạt tiêu chuẩn đem trồng là khoảng 18 – 22 ngày. Nên tiến hành ghép dưa vào lúc sáng sớm, hay chiều mát, những ngày mát trời, không mưa,…
4. Dưa hấu leo dàn
Không chỉ có dưa hấu mà hầu hết các cây trong họ bầu bí như bầu, bí xanh, bí ngô, mưóp ta, mướp đắng, dưa chuột, dưa lê, dưa gang, dưa hồng, dưa bở,… đều có thể trồng bằng nhiều cách, trong đỏ có 2 cách chủ yếu là trồng cho bò trên mặt đất và trồng cho leo giàn. Tuy nhiên, do chi phí đầu tư ban đầu hơi cao (vật tư để làm giàn), mà tập quán canh tác của nông dân ta từ xưa tới nay thường chỉ trồng cho leo giàn những cây cho quả nhỏ như mướp ta, mướp đắng, dưa chuột,… còn những cây cho quả to, nặng thì thường cho bò trên mặt đất.
Tuy nhiên cũng đã có nhiều người trồng các giống dưa hấu cho leo giàn đã đạt được thành công đáng kể, đặc biệt là dưa hấu không hạt chất lượng cao. Những quả dưa được nâng đỡ trên giàn bởi túi lưới hay sợi dây nilon. Ưu điểm của phương pháp là mật độ trồng có thể cao hơn so với cách trồng truyền thống từ 2,5 – 3 lần tức 1.000 – 1.200 cây/sào, năng suất cao hơn từ 2,5 – 3 lần so với phương pháp truyền thống.
Do dưa hấu được leo giàn nên cách ly với những dịch bệnh, giảm thiểu đáng kể sự tấn công của các loại nấm bệnh từ đất nhất là trong điều kiện vụ xuân có mưa nhiều, rất hiệu quả trong việc hạn chế bệnh thán thư, bệnh thối quả. Dạng quả của dưa hấu leo giàn cũng đồng đều, ít bị méo mó, rất thuận tiện khi phun thuốc trừ sâu bệnh, dễ chăm sóc. Giàn để cho cây leo có thể tận dụng cho nhiều vụ.
5. Dùng màng phủ công nghiệp trồng dưa hấu
5.1. Lợi ích của việc sử dụng màng phủ nông nghiệp
Màng phủ nông nghiệp còn gọi là “màng bạt” hay “thảm”, là một loại nhựa dẻo, mỏng, chuyên dùng để phủ luống trồng. Trong những nâm gần đây, việc sử dụng màng phủ nông nghiệp trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất rau màu và cây ăn quả đưa lại nhiều lợi ích, hiệu quả kinh tế cao, được nông dân nhiều nơi chấp nhận nhờ những ưu điểm sau đây:
– Hạn chế côn trùng gây hại
Màu xám bạc của màng phủ có tác dụng phản chiếu ánh sáng mặt trời, nên cung cấp thêm ánh sáng và xua đuổi rầy mềm, bù lạch (côn trùng môi giới truyền bệnh siêu vi khuẩn gây xoăn đọt), bọ rầy dưa. Ngoài ra, còn giảm ấu trùng bọ rầy dưa cắn phá rễ cây dưa, giảm sâu ăn tạp, sâu trưởng thành lẩn trốn dưới đất lên cắn phá cây rau vào ban đêm. Vì vậy, sử dụng màng phủ giảm số lần phun xịt thuốc sâu trên rau, đặc biệt là giai đoạn cây con (20 ngày sau khi trồng). Hiệu quả giảm sự tấn công của côn trùng gây hại cũng giảm khi tán lá cây càng lớn.
– Hạn chế bệnh hại
Màng phủ cách ly mầm bệnh tấn công từ đất hay từ rơm lên cây, bề mặt màng phủ khô nhanh sau khi mưa, bộ lá chân luôn khô ráo, không thuận lợi cho nấm bệnh phát triển nên giảm được bệnh do nấm Rhizoctonia, Sclerotium trên gốc thân, giảm bệnh đốm phấn, thán thư trên bộ lá dưa hấu.
– Hạn chế cỏ dại
Màng phủ có một mặt đen ngăn cản ánh sáng mặt trời, làm hạt cỏ bị chết trong màng phủ, không cần làm cỏ trên mặt luống trong suốt thời gian cây rau ở ngoài đồng. Cỏ dại không những cạnh tranh dinh dưỡng với rau mà còn là nơi trú ngụ của côn trùng gây hại, làm cỏ không những tốn chi phí mà còn làm động rễ, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây rau.
– Điều hòa độ ẩm mặt đất và giữ cấu trúc đất
Mùa nắng mặt đất có màng phủ ngăn cản sự bốc hơi, giữ độ ẩm tốt, đỡ công tưới nước. Mùa mưa, lượng nước mưa không trực tiếp rơi trên mặt luống nên rễ cây không bị úng nước, mặt luống không bị xói mòn, không lèn mặt, đất giữ cấu trúc tơi xốp và độ ẩm ổn định trong suốt mùa vụ nên bộ rễ phát triển tối đa, rộng khắp mặt luống.
– Giữ phân bón
Màng phủ ngăn cản sự bốc hơi của phân đạm (Urê), làm giảm sự thẩm thấu và rửa trôi của phân bón khi tưới nước hoặc mưa to. Sự hấp thu các chất dinh dưỡng N, P, K, Ca, Mg từ bộ rễ cây trồng có sử dụng màng phủ cao hơn 1,4 – 1,5 lần so với mặt đất trần (không phủ), phân bón sử dụng cho rau hữu hiệu hơn.
– Hạn chế độ phèn, mặn
Đất nhiễm phèn, mặn có sử dụng màng phủ sẽ hạn chế bớt vì màng phủ làm giảm sự bốc hơi qua mặt đất nên phèn, mặn được giữ ở tầng đất sâu, giúp bộ rễ hoạt động tốt hơn, năng suất cây trồng tăng cao hơn.
– Tăng nhiệt độ đất
Màng phủ giữ ấm mặt đất vào ban đêm, đặc biệt là trong mùa lạnh hoặc khi mưa dầm thiếu nắng, mặt đất bị lạnh, bộ rễ phát triển kém, màng phủ giúp duy trì nhiệt độ đất, bộ rễ phát triển ổn định, cây tăng trưởng khỏe.
– Hạn chế chuột
Bề mặt màng phủ trơn láng, không thuận lợi cho chuột bò vào nên sản phẩm rau ít bị hại ở giai đoạn thu hoạch như cà chua, ót, dưa hấu và đậu cove nếu như trồng có làm giàn cao ráo. Có thể dùng màng phủ thay thế cao su bao quanh ruộng lúa, ruộng rau tránh chuột vì rẻ tiền hơn cao su thường dùng.
– Tăng giá trị sản phẩm
Vì màng phủ cung cấp thêm ánh sáng cho cây, giúp màu sắc vỏ đẹp, không tiếp xúc với mặt đất nên sạch sẽ, bán cao giá hơn và tỉ lệ loại bỏ cũng ít. Nói chung, màng phủ nông nghiệp làm thay đổi tiểu khí hậu dưới tán cây, tạo điều kiện thuận lợi cho cây phát triển, cây khỏe mạnh ngay từ lúc nhỏ. Có thể nói màng phủ là tấm lá chắn sự tấn công của dịch hại trên cây rau.
5.2. Một số bất lợi khi dùng màng phủ nông nghiệp
– Màng phủ được làm bằng nhựa khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên, do đó, sau khi sử dụng xong cần thu gom tàn dư màng phủ, tập trung lại đốt hoặc tìm chỗ chôn sâu. Nếu vứt bừa bãi, màng phủ lưu tồn lâu ngày trong đất, dễ gây ô nhiễm môi trường.
– Giá màng phủ cao, đầu tư nhiều mặc dù lợi nhuận đem lại khá hấp dẫn.
5.3. Cách sử dụng màng phủ nông nghiệp
– Vật liệu và quy cách
Dùng màng phủ khổ rộng 1 – l,6m (dưa hấu Tết có quả lớn, nên sử dụng luống khổ 1,4 – l,6m), diện tích vải phủ càng rộng thì hiệu quả phòng trừ sâu bệnh càng cao. Chiều dài mỗi cuốn màng phủ là 400m trung bình trồng l.000m2 dưa hấu. Nếu trồng dày khoảng cách giữa 2 tim mương là 3,5 thì cần 2 cuốn màng phủ. Khi phủ luống, mặt xám bạc hướng lên, màu để hướng xuống.
– Lên luống
Lên luống cao 20 – 40cm tùy mùa vụ, mặt luống phải làm bằng phẳng, không được lồi lõm vì rễ khó phát triển và màng phủ mau hỏng, ở giữa luống hơi cao, bên cao bên thấp để tiện việc tưới nước.
– Rắc phân lót
Toàn bộ vôi, phân chuồng và khoảng 1/3 trừ lượng phân hóa học rắc, trộn đều trên mặt luống. Nên bón lót lượng phân nhiều hơn trồng phủ rơm vì khi đã đậy màng phủ sẽ khó mở ra để bón phân và tốn nhiều công lao động. Có thể giảm bớt 20 – 30% lưới phân so với không dùng màng phủ.
– Đậy màng phủ
Tưới đẫm nước trước khi đậy màng phủ. Khi phủ kéo căng vải bạt, hai bên mép ngoài được cố định bằng cách dùng dây chì bẻ hình chữ u mỗi cạnh l0cm ghim sầu xuống đất (dây chì sử dụng nhiều năm) hoặc dùng tre chẻ lạt ghim mé luống như đất mịn và dẻo, mặt khác cũng cỏ thể lấp ấn xung quanh luống để tránh gió tốc. Khi phủ xong không nên dùng rơm hay cỏ đậy màng phủ vì làm mất tác dụng phản chiếu ánh sáng, không nên đi lên vải bạt vì sẽ làm bạt hỏng.
– Đục lỗ màng phủ
Dùng lon sữa bò có đường kính, có lỗ thông gió xung quanh chân lon, làm cán để cột dây chì vòng miệng lon chừa râu dài 40 – 70cm làm cự li giữa các cây, đốt than nóng cho vào lon.
– Xom lỗ mặt đất
Dùng chày tỉa xom xuống lỗ vừa đục, chày có đường kính rộng 7 – 8cm. Độ sâu tùy cách gieo hạt: gieo thẳng (xom lỗ nông 2 – 3cm và đầu chày ít nhọn) còn đặt cây con (xom sâu 5 – 7cm và đầu chày nhọn).
– Xử lí mầm bệnh
Phun thuốc trừ nấm bệnh như Copper-B 7/101) hoặc Validacin (20cc/101) vào lỗ trước khi đặt cây con.
– Trồng cây
Rắc một ít đất mịn hoặc rơm hay trấu mục vào trong lỗ (không nên dùng nhiều tro trấu, nhất là trong mùa nắng vì sức nóng của màng phủ và của tro làm cây con phát triển yếu), tưới nước vào lỗ rồi gieo hạt hoặc đặt cây dưa hấu con. Xử lí côn trùng bằng thuốc hạt như Basudin l0H hay Regent rắc xung quanh gốc sau khi gieo hạt hoặc sau khi cấy cây con (2kg/1000m2).