Phòng trừ muỗi hành hại lúa

Phòng trừ muỗi hành hại lúa (muỗi năn, lúa năn)

Tên khoa học: Orseolia oryzae (Wood-Mason)

Họ Muỗi Năn (Cecidomyiidae), Bộ hai cánh (Diptera)

1. Phân bố

Trên thế giới, Muỗi Hành gây hại trầm trọng ở các vùng trồng lúa thuộc Đông và Đông Nam Á, đặc biệt ở Ấn Độ, Indonesia, Miến Điện, Sri-lanka, Thái Lan và Trung Quốc.

Ở Việt Nam, trước đây Muỗi Hành gây hại nặng ở Bình Trị Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng và một số tỉnh miền Bắc. Năm 1983 Muỗi Hành được ghi nhận xuất hiện ở Long An, Tiền Giang, Hậu Giang. Năm 1984 Muỗi Hành đã phát sinh thành dịch ở Gò Công Đông (Tiền Giang), Mỹ Xuyên, Long Phú (Hậu Giang), gây hại trên 3000 ha. Gần đây, Muỗi Hành gây hại cho lúa vụ 3 ở  vùng canh tác lúa ba vụ trong năm khi thời gian gieo sạ của vụ lúa này vào khoảng tháng 6-7 trùng vào lúc có mưa nhiều, như ở các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang.

Phòng trừ muỗi hành hại lúa
Phòng trừ muỗi hại lúa

2. Ký chủ

Ngoài lúa, Muỗi Hành còn có thể sinh sống trên lúa hoang, các loại có như cỏ bắc, có Paspalum scrobilulatum, Ischaenum cilliare, Echinochloa, Leersia, Panicum và Brachiaria.

3. Đặc điểm hình thái và sinh học

Thành trùng cái dài từ 3-5 mm, sải cánh rộng 8,5-9mm, bụng màu đỏ; thành trùng đực nhỏ hơn và có màu vàng nâu. Đầu rất nhỏ, hầu ngư bị mắt kép có màu đen choán hết, Râu đầu màu vàng, dạng chuỗi hạt, điểm nối giữa các đốt râu có 1 hay 2 hàng gai mọc xung quanh. Chân dài màu nâu đậm. Muỗi cái có thể sống từ 2-5 ngày và đẻ từ 100-200 trứng, trong khi muỗi đực sống từ một đến hai ngày.

Trứng hình bầu dục dài từ 0,4-0,5mm được đẻ thành từng cái riêng lẻ hoặc từng nhóm từ 3-4 cái ở dưới mặt lá gần chân của phiến lá. Mới đẻ trứng màu trắng bóng, sắp nở chuyển sang màu đỏ tím bóng. Thời gian ủ trứng từ 3-5 ngày.

Ấu trùng mới nở dài khoảng 1mm, lớn đủ sức dài khoảng 3mm, cơ thể màu hồng nhạt, có từ 3-4 tuổi, phát triển trong thời gian từ 13-15 ngày.

Nhộng dài 2-3mm màu hồng nhạt khi mới hình thành và chuyển sang màu hồng sậm khi sắp vũ hoá, có nhiều hàng gai ngược trên thân mình. Thời gian nhộng từ 6-8 ngày.

Vòng đời Muỗi Hành từ 26-35 ngày.

4. Tập quán sinh sống và cách gây hại

Thành trùng vũ hoá vào đầu mùa mưa, thường là ban đêm, có thể bắt cặp nga và đẻ trứng vài giờ sau khi đó và thích hoạt động vào ban đêm, ban ngày thường đậu trong khóm lúa, gần mặt nước hai cỏ dại ở bờ ruộng. Thành trùng ăn đọt sương đêm để sống và bị thu hút nhiều bởi ánh sáng đèn và vào đèn nhiều lúc trăng tròn.

Giai đoạn lúa trổ bông
Tập quán sống và đặc tính gây hại

Trứng cần độ ẩm cao (80-90%) để phát triển và nở, thường nở vào buổi sáng.

Ấu trùng nhờ sương trên lá bò dần xuống giữa bẹ và thân đến đọt non hay chồi phụ và ăn đỉnh sinh trưởng của cây lúa. Trong khi chích hút đỉnh sinh trưởng cành của cây lúa ấu trùng tiết ra nước bọt kích thích làm cho bẹ của lá non nhất mọc dài ra thành ống tròn màu xanh lá cây nhạt, còn phiến lá chỉ là một mảng nhỏ ở đầu ống. Ống này dài khoảng 10-30cm và có đường kính từ 1 đến 2mm.

Trong mỗi ống chỉ có một ấu trùng, Khoảng 7 ngày sau khi bị tấn công, ống lúa sẽ mọc dài ra và cọng tròn giống như cọng hành và rất dễ nhìn thấy vì ống có màu xanh lá cây nhạt. Lúc đó ấu trùng bên trong đã đủ lớn hoặc đã làm nhộng. Nhộng có thể di chuyển lên xuống trong ống lúa nhờ các gai ngược trên thân.

Trời mưa hay râm mát nhộng di chuyển lên phía trên ống lúa; trời nắng gắt nhộng thường di chuyển xuống phía dưới. Khi sắp vũ hoá nhộng di chuyển lên phía trên của ống lúa và đục một lỗ nhỏ chui ra khỏi ống lúa, một đầu còn gắn vào ống lúa.

Muỗi Hành thường tấn công cây lúa từ giai đoạn mạ đến nảy chồi tối đa. Chồi chính bị hư sẽ kích thích cây lúa sinh ra chồi mới. Lúa bị gây hại sớm sẽ mọc thêm chồi mới, nhưng đôi khi chỉ là những chồi vô hiệu hay nếu cho bông thì hạt lép nhiều, Muỗi Hành thường qua giai đoạn ngủ nghỉ vào mùa khô trong chồi ngủ của kí chủ phụ.

Triêu chứng để nhận diện cây lúa bị Muỗi Hành gây hại là cây lúa bị lùn, đâm rất nhiều chồi, phần thân hơi cứng, chiều ngang cây lúa nở to dần theo sự tăng trưởng của ấu trùng nằm bên trong, lá lúa xanh thẫm ngắn, dựng đứng và có nhiều cọng lúa giống như cọng hành lẫn trong bụi lúa.

Xem thêm: Phòng trừ bọ lạch hại lúa

5. Các yếu tố ảnh hưởng đến mật số

5.1. Thời tiết

Đối với Muỗi năn, ẩm độ là yếu tố quan trọng làm tăng khả năng sinh sản của thành trùng và khả năng phát triển của ấu trùng. Ấu trùng nở ra sẽ bị chết nếu thiếu sương đêm hoặc giọt mưa để giúp chúng bò dần xuống và chui vào đọt lúa. Do đó mưa nhỏ, sương mù và trời có mây âm u rất thuận lợi cho Muỗi Hành phát triển.

Ẩm độ thích hợp nhất đối với Muỗi Hành là từ 85-95% và nhiệt độ thích hợp là 26-30oC. vì các lí do trên nên ở Đồng Bằng sông Cửu Long Muỗi Hành chỉ xuất hiện và gây hại nhiều trong vụ Hè –Thu hằng năm.

5.2. Thức ăn

Trên thế giới đã tìm ra được các giống lúa kháng Muỗi năn, nhưng Muỗi năn có nhiều dòng sinh học tại các địa phương khác nhau nên rất khó phát triển giống kháng.

5.3. Thiên địch

– Ong các họ Platygasteridae, Encyrtidae, Pteromalidae, Eurytomydae ký sinh trứng và ấu trùng.

– Nhện nhỏ thuộc họ Phytoseiidae ăn trứng và nhện lớn ăn thịt thành trùng.

6. Biện pháp phòng trị

6.1. Biện pháp canh tác:

-Diệt cỏ xung quanh ruộng lúa.

Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho lúa
Biện pháp phòng trừ muỗi năn

– Diệt lúa rài, lúa chét và gieo cấy sớm rất cần thiết để giảm mật độ Muỗi trên đồng ruộng.

– Trồng giống lúa nảy chồi nhiều.

Xem thêm: Phòng trừ ruồi đục lá hại lúa

– Không bón nhiều phân N.

– Thăm đồng ruộng thường xuyên từ giai đoạn mạ đến lúc cây nhảy chồi tối đa.

6.2. Biện pháp hoá học:

– Nhúng rễ mạ vào dung dịch thuốc trừ sâu lưu dẫn trong một đêm trước khi cấy.

– Áp dụng thuộc nước để diệt thành trùng hoặc ấu trùng vừa mới nở ra.

– Rải thuốc hột khi ruộng chủ động nước.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *