Phòng trừ sâu cuốn lá lớn hại lúa

Phòng trừ sâu cuốn lá lớn hại lúa

Tên khoa học: Parmara guttata Bremer et Grey

Họ Bướm Nhảy (Hesperidae), Bộ cánh vảy (Lepidoptera)

1. Phân bố

Loài sâu cuốn lá này hiện diện khắp các vùng trồng lúa trên thế giới cũng như Việt Nam nhưng không phải loài quan trọng.

2. Ký chủ

Ngoài lúa, sâu cuốn lá còn có thể sinh sống trên mía, sorgho, cỏ lồng vực, có cú, cỏ mần trầu, Paspalum.

Phòng trừ sâu cuốn lá lớn hại lúa
Phòng trừ sâu cuốn lá lớn hại lúa

3. Đặc điểm hình thái và sinh học

Bướm có chiều dài từ 17-19mm, sải cánh rộng 25-40mm. Thân màu đen lẫn màu vàng kim, đầu và ngực to bằng nhau. Râu đầu mọc gần mắt kép, cuối râu có hình móc câu. Mặt lưng của ngực và bụng phủ lông màu xanh vàng. Cánh trước màu nâu đậm, khoảng cách giữa cánh có 8 đốm trắng xếp thành hình vòng cung. Cánh sau màu nâu đen, gần cạnh ngoài có 4 đốm trắng. Thời gian sống của bướm trắng từ 7-20 ngày, một bướm cái đẻ trung bình 120 trứng.

Xem thêm: Phòng trừ bọ xít đen hại lúa

Trứng hình bán cầu, đỉnh hơi lõm ở giữa, đường kính khoảng 0,7mm. Trứng mới đẻ màu trắng, sau chuyển thành màu nâu vàng, lúc sắp nở màu đen tím. Giai đoạn trứng từ 4-7 ngày. Trứng có tỷ lệ nở rất cao (80-100%)

Sâu non mới nở màu xanh lục, đầu đen to. Sâu lớn đủ sức dài từ 20-40cm, rộng 4mm, hai đầu thon nhỏ, giữa nở to. Sâu có 5 tuổi, phát triển từ 10-25 ngày. Nhộng dài từ 30-33mm, màu vàng nhạt, sắp vũ hoá có màu nâu đen. Giai đoạn nhộng từ 5-10 ngày.

4. Tập quán sinh sống và cách gây hại của sâu cuốn lá lớn

Bướm thường vũ hoá vào buổi sáng, từ 6-9 giờ, hoạt động mạnh lúc sáng sớm và chiều tối. Bướm đẻ trứng vào buổi sáng, rải rác ở dưới mặt lá gần gân chính.

Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
Tập quán sinh sống vá cách gây hại của sâu

Sâu non vừa nở ra gặm ăn vỏ trứng, sau đó bò ra bìa lá hoặc ra đầu lá nhả tơ dẹt thành một bao hình ống tròn và sống trong đó, sâu lớn dần sẽ nhả tơ tiếp tục ghép các lá kế cận thành một bao lớn. Khi lớn đủ sức sâu nhả tơ trộn lẫn với chất bột trắng cuối bụng cuốn lá lại thành một bao mới để hoá nhộng bên trong hoặc có thể nhả tơ dệt kén hoá nhộng, dưới khóm lúa, giữa các thân lúa. Ban ngày sâu sống trong bao lá, ban đên hay trời râm mát bò ra khỏi bao ăn.

Xem thêm: Phòng trừ cào cào xanh hại lúa

5. Biện pháp phòng trị

Hệ thiên địch của sâu cuốn lá tương đối phong phú, do vậy chỉ nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu khi sâu có mật số cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *