Phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

Ở đồng bằng sông Cửu Long có nhiều loài sâu cuốn lá nhỏ gây hại lúa, nhưng gặp phổ biến nhất là Cnaphalocrosis medinalis Guenée, thuộc họ Ngài Sansg (Pyralidae), bộ Cánh Vảy (Lepidoptera).

1. Phân bố.

Sâu cuốn lá nhỏ  C.medinalis xuất hiện từ Nhật, theo hướng Đông Nam Á xuống đến Úc châu và đã gây hại nhiều ở các quốc gia như Ấn Độ, Bangladesh, Burma, Campuchea, Indonesia, Hawai, Lào, Madagascar, Philippines, Sri –Lanka, Trung Quốc, Triều Tiên, Thái Lan, Việt Nam.

2. Ký chủ

Ngoài lúa, sâu còn có thể phá hoại trên cây bắp, mía, lúa hoang, lúa mì, cây lau, các loại cỏ như Brachiaria, Echinochloa, Eleusine, Imperata, Leersia, Panicum, Paspalum, Pennisetum.

Phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa
Phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

3. Đặc điểm hình thái và sinh học

Bướm có chiều dài thân từ 8-12mm, sải cánh rộng từ 19-23mm, nền cánh màu vàng rơm, bìa cánh có một viền màu nâu đậm, giữa cánh có 3 sọc màu nâu, hai sọc bìa dài và sọc giữa ngắn. Bướm sống từ 5-10 ngày. Một bướm cái có thể đẻ đến 300 trứng. Trứng được đẻ rải rác hay thành từng nhóm dọc gân chính của lá, mỗi nhóm từ 10-12 trứng ở cả hai mặt lá, nhưng mặt trên có nhiều trứng hơn.

Trứng hình bầu dục dài khoảng 0,5mm, màu trắng, chuyển sang màu vàng nhạt khi sắp nở. Giai đoạn trứng từ 3 đến 7 ngay.

Sâu non mới nở màu trắng sữa, có lông nâu phủ khắp mình. Sâu lớn đủ sức dài khoảng 19-22mm, màu xanh lá mạ, thân chia đốt rất rõ ràng. Sâu có từ 5- 6 tuổi, phát triển trong thời gian từ 15-28 ngày.

Nhộng dài từ 7-10 mm màu nâu, thời gian nhộng từ 6-10 ngày.

Xem thêm: Phòng trừ muỗi hành hại lúa

Vòng đời sâu cuốn lá nhỏ hại lúa từ 25-36 ngày.

4. Tập quán sinh sống và cách gây hại

Bướm thường vũ hoá về ban đêm, từ 9 giờ tối đến sáng hôm sau. Ban ngày nướm trốn trong khóm lúa hoặc cỏ dại, khi bị động thì bay một đoạn ngắn trên lá lúa. Tất cả các hoạt động như bắt cặp, đẻ trứng đều xảy ra ban đêm. Bướm bị thu hút nhiều bởi ánh sáng đèn, nhất là bướm cái. Bướm cái thích đẻ trứng ở những ruộng gần bờ mương, gần nhà ở, gần vườn hoặc đường đi có bóng mát.

Sâu non mới nở rất nhanh nhẹn, bò khắp trên lá, thân cây và chui vào lá non, mặt trong của bẹ lá ăn phần xanh, chừa lại lớp màng trắng mỏng trên lá lúa. Sang tuổi 2, sâu bò đến các lá già nhả tơ ở hai bìa lá lúa khoảng giữa lá sợi tơ gặp không khí sẽ khô và rút hai bìa lá lúa lại, mặt trên lá cuốn vào bên trong thành một cái bao theo chiều dọc lá lúa, sâu ẩn vào trong đó và cạp phần xanh của lá để sinh sống.

Phòng trừ sâu cuốn lá
Phòng trừ sâu cuốn lá

Chỉ có 1 sâu trong một cuốn lá. Sâu tuổi lớn có thể ăn 1-2 lá lúa trong một ngày và có khả năng nhả tơ dệt gập lá theo chiều ngang, đôi khi chập 2-5 lá cuốn thành một cái bao. Sâu nằm trong bao, có thể ăn phá suốt ngày đêm. Sâu còn có thể di chuyển hẳn ra khỏi bao để gây hại các lá mới. Một con sâu từ khi nở đến trưởng thành có thể gây hại từ 3-5 lá.

Sâu thường di chuyển vào buổi chiều, nếu trong ngày có mưa hoặc âm u sâu có thể di chuyển bất cứ lúc nào. Sâu non lớn đẫy sức chuyển từ màu xanh sang vàng hồng và có thể hoá nhộng ngay nới đã sinh sống hoặc chui ra khỏi bao cũ để tìm vị trí khác hoá nhộng. Sâu có thể nhả tơ, cắn đứt hai đầu lá và bịt thành bao kín để hoá nhộng bên trong. Lá bị sâu hại sẽ khô, cây héo, giảm năng suất, nhất là khi sâu tấn công lá bông cờ.

5. Các yếu tố ảnh hưởng đến mật số

5.1. Thức ăn

Giống lúa nhảy nhiều chồi, lá xanh đậm, thu hút bướm mới đẻ trứng. Lúa lại được trồng nhiều vụ trong năm nên trên đồng ruộng luôn có sẵn thức ăn cho sâu.

5.2. Thời tiết

Sâu cuốn lá nhỏ thích hợp vụ Đông- Xuân vì thời tiết thuận lợi để cây lúa phát triển tốt. Nhiệt độ thích hợp với sâu cuốn lá nhỏ là 25-19oC và ẩm độ trên 80%.

5.3. Thiên địch

Nhóm thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ có vai trò quan trọng trên đồng ruộng, chủ yếu gồm các loài sau:

– Ong họ Trichogrammatidae ký sinh trứng

– Ong thuộc các họ Braconidae, Ichneumonidae, Chalcididae thường ký sinh ấu trùng và nhộng.

– Nấm và viruts kí sinh sâu.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai lang

– Một số loài thuộc bộ Cánh Cứng ăn ấu trùng.

 – Một số loài nhện, chuồn chuồn ăn bướm.

6. Biện pháp phòng trị sâu cuốn lá hại lúa

– Làm cỏ trong và xung quanh ruộng lúa

– Khi mật số bướm cáo có thể dùng bẫy đèn để thu hút.

Vì quần thể thiên địch của sau cuốn lá nhỏ tương đối phong phú như đã nêu trên nên chỉ áp dụng thuốc để trị khi thật cần thiết, nhất là ở giai đoạn đầu của cây lúa.

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *