Phòng trừ tuyến trùng gây hại trên cây lạc

Phòng trừ tuyến trùng gây hại trên cây lạc

Có nhiều loại tuyến trùng hại cây lạc. Đã phát triển ở nước ta có 32 loài tuyến trùng trên rễ lạc, tập hợp trong 3 nhóm sau đây:

– Tuyến trùng hại rễ. Tiêu biểu là Pratylenchus brachyurus.

– Tuyến trùng hại rễ héo cây. Tiêu biểu là Belonolaimus longicaudatus.

– Tuyến trùng nốt sần rễ. Tiêu biểu là Meloidogyne arenaria.

Kỹ thuật trồng cây lạc
Cây lạc

Các tuyến trùng gây hại cho rễ, tạo nên các nốt sưng, làm thối đỉnh rễ, cây lạc còi cọc, lá úa vàng. Cây bị nhiễm tuyến trùng nặng không phát triển được có thể bị chết.

1. Tuyến trùng hại rễ cây lạc

Tên khoa học: Pratylenchus brachyurus Filipjev.

Xem thêm: Phòng trừ bệnh thối trắng đậu đỗ

Con cái dài 0,39-0,75mm, a=15-29; b= 5-10; c= 13-28; V=82-89%, mấu dài 17-22µm. Con đực dài 0,46-0,56mm, a=27-29, b=6; c=21, mấu dài 19 µm.

Gốc của mấu rất lớn, hình cầu, không có gò nổi lên về phía trước. Buồng trứng không kéo dài đến phần cuối của thực quản. Tế bào trứng sắp xếp thành một dãy. Chiều dài tử cung bằng chiều rộng thân ở vùng lỗ giao chốt. Đuôi tù, cutin ở cuối đuôi không tạo thành vòng. Đặc điểm của loài là không có ống dẫn tinh.

Con đực rất ít gặp và có thể không có ý nghĩa gì trong sinh sản.

Phòng trừ tuyến trùng gây hại trên cây lạc
Tuyến trùng gây hại trên cây lạc

Đặc điểm đặc trưng của loài là có lỗ giao phối ở lùi phía đuôi, cho nên khoảng cách từ lỗ giao phối đến hậu môn không quá 2 lần chiều dài đuôi. Đầu có góc cạnh, trên đó có hai vòng cutin. Mảnh sườn có 4 đường rãnh.

Ngoài lạc ra tuyến trùng còn phá rễ mía, của cải Dioscorea alata L. và D. esculenta Burk, mướp tây  (Hibicus esculentus L.) và một số cây khác.

Biện pháp phòng trừ:

  • Luân canh với cây hoà thảo
  • Xử lý đất băng thuốc Cytokinin

Xem thêm: Phòng trừ rầy xanh gây hại trên cây lạc

2. Tuyến trùng hại rễ héo cây lạc

Tên khoa học: Belonolaimus longicaudatus Ran.

Tuyến trùng ngoại ký sinh rễ. Chúng gây ra trên cổ lạc những đám tế bào bị bệnh hình bầu dục, ở giữa rỗng, bao quanh là các tế bào bị hại. Các cành non bị héo, trường hợp thiếu nước toàn cây bị héo. Trên lá có vết bệnh, quả bé. Rễ ít và ngắn, trên rễ có triệu chứng chết từng đám tế bào.

Con cái dài 2,0-2,6mm; a= 55,7-74,49; b= 7,3-9,9; c=14,5-18,0; V=46-54%, mấu dài 100-133µm. Con đực dài 1,6-2,1mm; a= 54,0-76,4; b= 6,3-8,1; c= 12,9-16,9; mấu dài 107-123µm, kim giao phối dài 43,4-46,2 µm.

Tuyến trùng hại rễ cây lạc
Tuyến trùng hại rễ cây lạc

Đầu có 9 vòng cutin và tách khỏi thân bằng một rãnh sâu, gốc mấu rất phát triển. Diều hình cầu, có chiều rộng lớn hơn ½ đường kính thân ở khoảng đó. Phần cuối của ống thực quản phình rộng ra, bao lấy phần đầu của ruột. Ruột kéo dài đến phần đuôi.

Ruột già và hậu môn rất khó nhận thấy. Buồng trứng được tạo thành cặp, kéo dài; có ống dẫn tinh.

Con đực có cánh đuôi bắt đầu từ phía trên gai giao phối kéo dài đến đuôi. Ngoài lạc ra, còn phá hoại trên nhiều loài cây trồng khác trong đó có: cam, chanh, khoai lang,…

Biện pháp phòng trừ: Xử lý đất băng thuốc Cytokinin hoặc các biện pháp chăm sóc cho lạc phát triển tốt.

Xem thêm: Phòng trừ bệnh do virut gây hại trên cây đậu tương

3. Tuyến trùng nốt sần rễ cây lạc

Tên khoa học: Meloidogyne arenaria Chitwood

Con cái hình cầu hay bầu dục, có cổ vừa phải. Mấu rất khoẻ, gốc mấu hình cầu rộng 3-4µm. Con cái dài 0,51-1,00x 0,4-0,6mm; mấu dài 14-16 µm.

Con đực có mấu sắc nhọn. Có hai buồng tinh thẳng hoặc uốn cong.

Trứng có kích thước,  77-105×33-44 µm.

Tuyến trùng non tuổi 2 dài 450-490 µm, a=26-32; b=7,2-7,8, c=6-7,5, mấu dài 10 µm.

Tuyến trùng này là loài đa thực có thể gây hại cho 350 loài cây khác nhau.

Tuyến trùng hại rễ héo cây lạc
Tuyến trùng nốt sần rễ cây lạc

Biện pháp phòng trừ:

– Ruộng bị nặng cần được đào rãnh cách ly với ruộng khác. Không để nước mưa và nước tưới chảy từ ruộng bệnh sang các ruộng khác. Không đưa dụng cụ  ( cày, cuốc,..) từ ruộng bệnh sang trực tiếp làm việc ở các ruộng xung quanh. Các dụng cụ này nếu muốn đem dùng ở các ruộng khác cần được khử trùng với dung dịch foocmon 5% hoặc cacbation 2%.

– Không gieo trồng các loại cây và các giống cây mẫn cảm trên các vùng đất bị nhiễm tuyến trùng nặng. Tuyến trùng này thường phát triển trên các loại chân đất nhẹ vì vậy không nên trồng các giống mẫn cảm trên chân đất nhẹ mà nên trồng ở các chân đất thịt, đưa các giống chống chịu được tuyến trùng này trồng ở đất nhẹ.

– Chú trọng thâm canh cho cây tăng cường sức chống chịu, nhất là ở những nơi bị nhiễm tuyến trùng.

– Tiêu diệt cỏ dại cẩn thận và thường xuyên cả ở ruộng quanh bờ ruộng.

– Nước tưới không để chảy từ ruộng bệnh sang ruộng không bị bệnh, từ ruộng bệnh nặng sang bệnh nhẹ. Khi tưới cần tưới cho ruộng không bị bệnh trước sau đó đến ruộng bị bệnh nhẹ rồi mới tới ruộng bị bệnh nặng.

Xem thêm: Phòng và trị bệnh héo khô trên cây bông vải

– Thu thập kỹ và tiêu huỷ tàn dư cây trồng sau thu hoạch, Tiến hành gieo ở các thời vụ sớm để tránh cho tuyến trùng không bị xâm nhiễm vào cây khi cây còn non.

– Cày phơi đất để tiêu diệt tuyến trùng sau khi thu hoạch.

– Thực hiện luân canh cây trồng. Các cây mẫn cảm chỉ trở lại đồng ruộng sau 1-2 năm cách ly.

– Dùng thuốc xử lý đất để tiêu diệt trùng khi ruộng chưa gieo trồng. Đất phải được cày bừa kỹ. Dùng cacbation (35-40% dung dịch muối Na của metilditiocacbamic axit) với lượng 2,4 tấn/ha (200ml/m2) Có thể dùng thuốc Cytokynin tưới vào đất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *