Nội dung bài viết
Phòng trị bệnh nhiệt thán trên trâu bò
1. Xác định nguyên nhân gây bệnh
1.1. Nhận biết đặc điểm bệnh
Bệnh nhiệt thán còn gọi là bệnh than là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất đối với người và nhiều loài gia súc. Bệnh có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới, ở Việt Nam đã xảy ra tại một số tỉnh và có những trường hợp đã lây sang người. Vì vậy phòng và trị bệnh nhiệt thán là biện pháp kỹ thuật cần thiết trong phòng dịch cộng đồng…
1.2. Nhận biết mầm bệnh
Do trực khuẩn nhiệt thán gây ra. Vi khuẩn hình thành giáp mô và nha bào. Nha bào hình thành ngoài thiên nhiên với điều kiện: có oxy tự do, nhiệt độ thích hợp (12 – 42oC), độ ẩm 60%, chất dinh dưỡng thiếu, môi trường trung tính hoặc kiềm tính nhẹ. Sức đề kháng của vi khuẩn như sau:
– Khi không có nha bào ở nhiệt độ 100oC tiêu diệt vi khuẩn.
– Khi có nha bào có sức đề kháng mạnh với nhiệt, và các hoá chất sát trùng thông thường.
2. Nhận biết triệu chứng bệnh
Thời gian nung bệnh 2 – 3 ngày.
Thể quá cấp: xảy ra nhanh, con vật run rẩy, thở hổn hển gấp, bỏ ăn, vã mồ hôi, niêm mạc đỏ ửng hoặc tím bầm. Sốt cao (40 – 42,5oC), thè lưỡi, gục đầu, mắt đỏ, quay cuồng, lảo đảo, loạng choạng, ngoài âm hộ, hậu môn chảy máu. Vật chết nhanh trong vài giờ, có con đang cày tự dưng rống lên, ngã quỵ rồi chết.
Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc nấm rơm trên rơm rạ
2.1. Triệu chứng cục bộ
Thể ngoài da: thể hiện bằng những ung nhiệt thán ở cổ, mông, ngực. Sưng phù cục bộ, lúc đầu sưng, cứng, đau về sau lạnh, không đau, thối loét…
2.2. Triệu chứng toàn thân
– Thể cấp: ủ rũ, dựng lông, tim đập nhanh, sốt cao (40 – 42oC), giảm hoặc mất hẳn nhu động ruột, thở nhanh, niêm mạc đỏ sẫm, phân lẫn máu. Ở mồm, mũi có bọt màu hồng lẫn máu. Hầu sưng, nống, đau… Vật lịm dần rồi chết (tỷ lệ có tới 80%).
3. Nhận biết bệnh tích của bệnh nhiệt thán
Thể hiện ở các loài gia súc gần giống nhau với một số biểu hiện sau:
3.1. Bệnh tích bên ngoài:
Sau khi chết bụng chướng to, xác chóng thối, hậu môn lòi dom, phân có máu đen, khó đông.
Xem thêm: Phòng trị bệnh lở mồm long móng
3.2. Bệnh tích bên trong:
Niêm mạc đỏ hoặc tím bầm, mũi có chất nhầy lẫn máu. Hạch lâm ba sưng ứ máu. Phổi tụ máu; nội tâm mạc tụ huyết, xuất huyết; cơ tim nhão, lách sưng to, mềm nát, nhũn như bùn. Bóng đái chứa nước tiểu màu hồng.
4. Chẩn đoán bệnh
4.1. Chẩn đoán lâm sàng
Dựa vào triệu chứng điển hình và dịch tễ bệnh để chẩn đoán. Triệu chứng như đã trình bày ở trên.
Dịch tễ: phát lẻ tẻ, có tính chất địa phương.
4.2. Chẩn đoán phân biệt
Cần chẩn đoán phân biệt một số bệnh như: tụ huyết trùng, ung khí thán, ký sinh trùng đường máu, ngộ độc.
5. Phòng và trị bệnh nhiệt thán
5.1. Phòng bệnh
Dùng vacxin nhược độc nha bào nhiệt thán tiêm dưới da, liều lượng 1ml/con, thời gian miễn dịch trong vòng 1 năm.
+ Khi có bệnh phải công bố. Thi hành nghiêm ngặt các biện pháp kiểm dịch, cách ly, theo dõi. Cấm mổ xác chết, vận chuyển đến nơi khác.
+ Tiêu độc chuồng trại, xác chết phải đốt hoặc chôn ở hố sâu 2m, nằm giữa 2 lớp vôi bột, phải xây mả nhiệt thán, có biển đề và rào chắn…
+ Đề phòng bệnh lây sang người, tuyệt đối không tiếp xúc với gia súc bệnh, không ăn thịt gia súc ốm chết.
5.2. Trị bệnh nhiệt thán
Tốt nhất là dùng huyết thanh và Penicilin theo tỷ lệ sau:
+ Huyết thanh: 100 – 200ml/gia súc lớn; 50 – 100ml/gia súc nhỏ.
Xem thêm: Kỹ thuật nuôi gà ác hiệu quả cao qua từng giai đoạn
+ Peniciline liều cao 2 – 3 triệu UI/trâu, bò có thể kết hợp với các kháng sinh khác và tiêm thêm các thuốc trợ sức, trợ lực cho bệnh súc.