Nội dung bài viết
Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây khoai lang
1. Thời kỳ mọc mầm và ra rễ
Trong điều kiện ngoại cảnh thuận lợi sau khi trồng khoai lang bắt đầu mọc mầm ra rễ. Rễ khoai lang ra trước ở các mắt đốt trên thân gần sát mặt đất, mầm thường phát triển chậm hơn. Đặc điểm chủ yếu trong thời kỳ này là sự hình thành và phát triển của rễ con, mầm của đỉnh sinh trưởng ngọn và nách lá. Một số rễ củ bắt đầu phân hoá hình thành, thời kỳ này khoai lang chủ yếu tập trung phát triển nhiều rễ con, bộ phận thân lá phát triển chậm.
Nhiệt độ càng cao càng thuận lợi cho cho thời kỳ sinh trưởng này. Nhiệt độ thích hợp từ 20-25oC, độ ẩm đất 70-80%. Ngoài ra chất lượng dây giống cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự mọc mầm và ra rễ cuả khoai lang.
2. Thời kỳ phân cành, kết củ
Đặc điểm chủ yếu của thời kỳ này là rễ con bắt đầu phát triển chậm, rễ củ tiếp tục phân hoá hình thành, cuối giai đoạn này số củ đã có xu hư ớng ổn định, bộ phận thân lá trên mặt đất bắt đầu tăng nhanh dần.
Xem thêm: Tổng quan về cây khoai lang
Nhiệt độ thích hợp cho thời kỳ này là 25- 28 oC, độ ẩm đất 70-80%, đất phải thoáng và cây khoai lang bắt đầu hút nhiều chất dinh dưỡng.
3. Thời kỳ sinh trưởng thân lá
Đặc điểm của thời kỳ này là thân lá phát triển nhanh, diện tích lá tăng nhanh đạt trị số tối đa sau đó giảm xuống một cách từ từ, đồng thời trọng lượng củ cũng tăng lên dần.
Điều kiện ngoại cảnh thích hợp cho thời kỳ này là: Nhiệt độ bình quân 25 – 28oC, độ ẩm đất 70 – 80%, nhu cầu nước ở thời kỳ này của khoai lang tăng lên rất nhanh, đất phải thực sự thoáng khí ngoài ra dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng giúp thời kỳ này phát triển thuận lợi.
Xem thêm: Đặc điểm thực vật học của cây ngô
4. Thời kỳ phát triển của củ khoai lang
Đặc điểm chủ yếu của thời kỳ này là trọng lượng củ tăng lên rất nhanh, sự sinh trưởng của thân lá phát triển chậm dần và đi đến giảm sút. Nhiệt độ bình quân thích hợp cho thời kỳ này là 22-24oC, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa bề mặt luống khoai và độ sâu củ phát triển càng cao thì tốc độ lớn của củ càng nhanh. Nhu cầu về nước ở thời kỳ này cũng tăng l ên, độ ẩm đất thích hợp là 70-80%, nhu cầu dinh dưỡng của cây khoai lang đặc biệt là kali tăng lên rất nhanh, đất cũng phải thoáng khí.
5. Mối quan hệ T/R
– Chỉ số T/R phản ánh mối quan hệ giữa hai bộ phận chính của khoai lang đó là bộ phận trên mặt đất (Thân lá) và bộ phận dưới mặt đất (rễ củ). Trong đó chỉ số T/R > 1 phản ánh quá trình sinh trưởng thân lá của khoai lang chiếm ưu thế , ngược lại chỉ số T/R<1 phản ánh quá trình vận chuyển và tích lũy chất khô về củ chiếm ưu thế . Vì vậy trong quá trình chăm sóc tùy từng vào giai đoạn phát triển và mục đích sử dụng mà điều chỉnh chỉ số T/R cho hợp lý.
Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khoai tây