Phòng trừ ruồi đục lá hại lúa

Phòng trừ ruồi đục lá hại lúa

Tên khoa học: Hydrellia griseola (Fallen)

Họ: Ephydridae, Bộ Hai Cánh (Diptera)

1. Phân bố

Ruồi được ghi nhận xuất hiện đầu tiên ở Philipppines, hiện nay ruồi đã hiện diện trên hầu hết các vùng trồng lúa ở Đông nam Á. Trên thế giới ruồi là loài côn trùng gây hại quan trọng cho cây lúa, nhưng ở đồng bằng sông Cửu Long, mặc dù ruồi rất phổ biến nhưng không gây hại nhiều.

2. Ký chủ

Ngoài cây lúa, ruồi còn có thể sống trên lúa hoang, các loại cỏ  Brachiaria, Leptochloa, Leersia, Cynodon.

Phòng trừ ruồi đục lá hại lúa
Phòng trừ ruồi đục lá 

3. Đặc điểm hình thái và sinh học

Ruồi rất giống ruồi nhà nhưng kích thước cơ thể nhỏ hơn, thân màu xám, dài từ 2-5mm, cánh trong suốt, sải cánh từ 2,5 – 3,5mm. Thành trùng cái đẻ trứng vào 3-4 ngày sau khi vũ hóa, đẻ khoảng 100 trứng và có tuổi thọ trung bình từ 3-7 ngày.

Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai lang 

Trứng hình bầu dục, màu trắng, gắn vào lá nhờ chất keo tiết từ bụng ruồi cái và nở trong vòng từ 2-6 ngày.

Dòi có cơ thể hình trụ, dài từ 6-7mm, mới nở màu trắng sữa, dần dần chuyển sang màu vàng nhạt, dòi có ba tuổi, phát triển trong thời gian từ 10-14 ngày.

Nhộng dài từ 3-4mm, màu nâu nhạt, hình trụ, có 2 gai nhọn ở cuối bụng. Nhộng phát triển từ 7-10 ngày.

4. Tập quán sinh sống và cách gây hại lúa

Thành trùng hoạt động vào ban ngày và thường đậu trên những lá gần mặt nước, không bị thu hút bởi ánh sáng đèn, nhưng bị thu hút nhiều bởi ruộng mới cấy. Thành trùng thích đẻ trứng trên ruộng còn nhỏ, khoảng 30 ngày sau khi cấy. Trứng được đẻ từng cái trên phiến những lá gần mặt nước, nhiều nhất trên lúa cấy.

Xem thêm: Tổng quan về cây khoai lang

Ấu trùng khi nở ra sẽ nhờ sương di chuyển dần xuống các chồi non, tấn công trên lá non còn cuốn lại của cây lúa bằng cách dùng móc nhọn ở miệng chích hút lá non nhất. do đó, khi lá mở ra sẽ có những vết màu vàng hoặc bị lúng thành một hàng ngang hoặc làm mứt ngang phiến lá. Lá non hư và khô, cây lúa bị lùn và phát triển kém, cho ít chồi.

Ruồi thường tấn công cây non 2 tháng tuổi trở, nhất là gây hại nặng cho lúa vừa mới cấy. Lúa cấy bị hại nhiều hơn lúa sạ do thành trùng phát hiện cây lúa nhờ bóng cây phản chiếu từ mặt nước xuống ruộng. Ruộng do ruồi tấn công có thể hồi phục nếu sâu đó không có loài sâu nào tấn công liên tiếp theo, nhưng có thể chín muộn khoảng từ 7-10 ngày.

Khả năng chống chịu sâu bệnh của lúa lai
Khả năng chống chịu sâu bệnh 

5. Biện pháp phòng trị

– Nếu có điều kiện nên rút nước định kỳ khỏi ruộng trong vòng 30 ngày sau khi cấy, mỗi lần rút nước khoảng 3-4 ngày.

– Sử dụng thuốc hóa học nếu ruồi có mật số cao bằng 3 cách sau:

+ Nhúng rễ mạ vào dung dịch thuốc lưu dẫn một đêm trước khi cấy.

+ Sử dụng thuốc hột có tác dụng lưu dẫn rải vào ruộng.

Xem thêm: Phòng trừ một số loại sâu bệnh hại thường gặp

+ Áp dụng thuốc nước lúc 1-2 tuần sau khi cấy để diệt thành trùng.

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *