Chuẩn đoán, phòng, điều trị bệnh viêm mắt truyền nhiễm và viêm loét miệng truyền nhiễm ở dê

Chuẩn đoán, phòng, điều trị bệnh viêm mắt truyền nhiễm và viêm loét miệng truyền nhiễm ở dê

1. Chuẩn đoán, phòng, điều trị bệnh viêm mắt truyền nhiễm ở dê

1.1. Nguyên nhân

Bệnh truyền nhiễm gây ra do một số loại vi khuẩn như: Mycoplasma, Rickettsia và Chlamydia psittaci xâm nhập vào mắt gây ra. Bệnh có tính chất lây lan nhanh và mạnh trong đàn.

1.2. Triệu chứng lâm sàng

Lúc đầu hoặc khi bệnh nhẹ thì lông da dưới mắt, cạnh mắt bị ẩm ướt. Kết mạc đỏ và sưng, mắt xung huyết nặng hơn, giác mạc bị mờ đục ở giữa hay mờ đục hoàn toàn. Sau đó vết mờ này dày lên rồi che kín hết con ngươi mắt (mắt cùi nhãn).

Bệnh truyền nhiễm ở dê
Bệnh truyền nhiễm ở dê

Dê sợ ánh sáng thường nhắm mắt lại khi ánh sáng chiếu vào. Dê mệt mỏi và hay nằm ở góc tối. Bệnh thường xảy ra ở cả hai mắt làm cho dê bị mù không nhìn thấy và lấy thức ăn được. Bệnh kéo dài, dê suy yếu dần do đói ăn và kiệt sức, thậm chí dẫn đến chết.

Xem thêm: Kỹ thuật nuôi ốc hương thương phẩm

1.3. Điều trị bệnh viêm mắt truyền nhiễm

– Rửa mắt bằng dung dịch nước muối sạch (rửa sạch chất rỉ, dị vật, bụi bặm).

Kỹ thuật chăm sóc cho dê
Bệnh viêm mắt truyền nhiễm ở dê

– Dùng thuốc kháng sinh: Kanamycin, Gentamycin, hay thuốc mỡ Tetracyclin tra vào mắt tối thiểu 3-4 lần/ngày. Trường hợp mắt kéo màng thì dùng dung dịch sulfat kẽm 10% nhỏ 2-3 lần/ ngày, hoặc dùng bột vỏ ốc nhồi đã đốt cháy thành than thổi vào mắt dê 1-2 lần/ ngày, hoặc dùng nước ớt nhỏ vào mắt cho đến khi khỏi hẳn.

– Khi nhiều gia súc trong đàn nhiễm bệnh này thì cần dùng kháng sinh tiêm cho toàn đàn.

Xem thêm: Biện pháp phòng, điều trị bệnh viêm phổi và bệnh tiêu chảy ở dê

2. Chuẩn đoán, phòng, điều trị bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm ở dê

2.1. Đặc điểm:

Đây là bệnh truyền nhiễm có tính lây lan mạnh. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi dê, nhưng thường xảy ra nhiều và nặng ở đàn dê con theo mẹ. Bệnh thường xảy ra ở đàn dê mới được chuyển từ vùng này sang vùng khác.

2.2. Nguyên nhân

Bệnh được gây nên bởi một loại virut hướng thượng bì (parapox virus). Virus xâm nhập vào dê qua lỗ loét hay trầy ở da. Đây là loại virut có sức đề kháng mạnh với môi trường, nó có thể tồn tại hàng tháng ở chuồng dê ẩm ướt, nhưng lại đề kháng yếu với các chất sát trùng thông thường như formol 3%, xanh methylen. Tỷ lệ mắc bệnh ở dê con thường tới 70%.

Dê
Bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm ở dê

Bệnh không gây chết nhưng thường làm dê suy yếu, ở dê con có biểu hiện không ăn, không bú được, dẫn đến sức đề kháng giảm tạo điều kiện cho bệnh khác phát triển và gây chết gia súc. Tỷ lệ chết do đói hoặc do bệnh thứ phát có thể tới 50%. Dê trưởng thành thường mắc bệnh nhẹ. Những vẩy cứng rơi xuống đất có thể là nguồn lây bệnh cho con khác trong vòng hàng tháng thậm chí 1 năm sau. Nguồn bệnh quan trọng là dê mắc bệnh.

Xem thêm: Phòng và điều trị bệnh viêm ruột hoại tử ở dê

2.3. Triệu chứng lâm sàng

Ban đầu có các nốt nhỏ như hạt đậu xanh nổi lên trên môi mép của dê, các nốt này phát triển nhanh thành mụn nước, mụn mủ, vỡ ra và tạo vẩy cứng. Vẩy này không bong ra mà bám chắc vào đó tạo thành các vẩy cứng xù xì trên môi, mép dê. Khi cậy ra, phía dưới có một lớp  keo nhày màu vàng đôi khi lẫn mủ và máu. Các vết loét còn có thể xuất hiện ở mặt, tai, bầu vú, núm vú, bìu dái, âm hộ, vành móng và sườn.

Ngoài ra, nhất là ở con các vết loét có thể xuất hiện ở lưỡi hoặc niêm mạc miệng phủ một lớp mỡ trắng. Dê bị bệnh đau đớn, kém ăn, chảy dãi có mùi hôi thối. Nếu nặng và nhiễm trùng kế phát thì đầu, mặt sưng phù lên, đôi khi kéo theo viêm phổi hoặc viêm ruột kế phát.

Bệnh viêm ruột hoại tử ở dê
Điều trị bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm ở dê

2.4. Điều trị

Vì bệnh do virut gây ra nên kháng sinh không có hiệu lực. Kháng sinh chỉ có tác dụng với một số bệnh thứ phát. Một số dung dịch sát trùng được dùng để điều trị vết loét môi, mồm của những con mắc bệnh (dung dịch phèn chua 3%, nước vắt các quả khế, chanh, nước lá có chất chát).

Có thể sử dụng Iod –Tetran, hoặc dùng hỗn hợp kháng sinh trộn với dầu cá bôi vào vết loét ngày 2-3 lần cho đến khi khỏi hẳn. Kinh nghiệm cho thấy nếu được điều trị sớm, kịp thời và đủ liệu trình thì bệnh có thể khỏi hẳn sau 1-2 tuần.

Xem thêm: Để mô hình nuôi cáy trong ruộng lúa đạt hiệu quả kinh tế cao

Cách pha chế hỗn hợp Iod-Tetran

Cồn Iod 10%: 150ml

Bột Sulfamid: 20g

Penicillin, Streptomicin: mỗi thứ 6 lọ

Hoà trộn, lắc đều rồi cho vừa đủ 1 lít mật ong, lắc kỹ, nút chặt lại. Mỗi lần dùng lắc đều, đổ một ít ra bôi vào vết thương cho con vật mắc bệnh. Ngoài ra còn có thể dùng dung dịch xanh Methylen trộn lẫn kháng sinh bôi vào vết loét cũng có tác dụng tốt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *