Nuôi vẹm xanh để diệt tảo độc

Nuôi vẹm xanh để diệt tảo độc

Đó là kết quả nghiên cứu thành công của Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II được đưa vào khuyến cáo bà con và các địa phương nhằm nâng cao hiệu quả trong ngành nuôi trồng thuỷ sản; đồng thời, góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng ở các vùng nuôi tôm, cá tập trung của nước ta hiện nay.

Theo các nhà khoa học, trong những năm gần đây nghề nuôi tôm phát triển nhanh và tập trung ở một số khu vực hẹp nên chất thải của hoạt động nuôi tích luỹ ngày càng nhiều tạo điều kiện cho tảo độc phát triển mạnh gây tác động xấu đến môi trường nước, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của tôm, cá, thậm chí gây chết hàng loạt nếu mức độ ô nhiễm vượt ngưỡng cho phép.

Vẹm xanh
Vẹm xanh

Vẹm vỏ xanh có đặc tính ăn lọc, chúng ăn thực vật phù du, vì thế nuôi vẹm vỏ xanh xen canh trong các ao, đầm nuôi tôm, cá không phải đầu tư thức ăn nhiều mà hiệu quả kinh tế cao, thu lãi lớn lại làm sạch được môi trường, giảm được nguy cơ ô nhiễm do tảo sinh ra. Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi ghép cao hơn nuôi đơn, lợi nhuận thu được tăng 42,44% trong khi chi phí đầu tư chỉ tăng thêm 16,42%, tổng chi phí sản xuất tăng 39,37%.

Xem thêm: Sử dụng thuốc nam để phòng và chữa bệnh cho tôm, cá

Kỹ thuật nuôi vẹm xanh khá đơn giản, có thể nuôi bằng dây treo hay dây quấn trên cọc (băng gỗ, xi măng) hay lồng, bè đều được. Tuy nhiên, dù nuôi theo hình thức nào cũng phải có các điều kiện sau: nơi có độ sâu  thích hợp từ -0.5m xuống -1m so với 0 hải đồ (mặt nước ở mức thuỷ triều ròng nhất có thể xảy ra hoặc từ tuyến hạ triều đến sâu trên 10m nước; nước biển có độ mặn từ 18‰ đến 32‰, thích hợp nhất là 20-30‰ và độ trong nước biển từ 2m trở lên; dòng chảy của nước từ 0,2-0,5m/s.

Nuôi vẹm xanh để trị tảo độc
Nuôi vẹm xanh để trị tảo độc

Với đặc tính là bám vào những vật cố định thành từ chùm lên tới hàng trăm con nên vẹm xanh sẽ bám vào vật dụng mà người nuôi tạọ ra. Thức ăn của vẹm là các loài sinh vật phù du, tảo và một phần chất thải rắn trong nước. Nhờ đó vẹm xanh được đánh giá là khá thân thiện môi trường.

Xem thêm: Nuôi sâu gạo làm thưc ăn cho cá và chim

Sau khi mua con giống về bà con thả vào các khu mặt nước của gia đình để chúng và tự động bám vào cọc đã được gây dựng sẵn. thường thì khoảng trên dưới 1 năm bắt đầu cho thu hoạch, trọng lượng đạt từ 35-40con/kg, cho thu lãi từ 50-200 triệu đồng/ ha tuỳ theo số lượng thả nuôi. Đặc biệt bà con có thể thả nuôi vẹm xanh kết hợp trong các ao nuôi tôm sú hoặc ao nuôi cá sẽ có ý nghĩa về hiệu quả kinh tế  và bảo vệ môi trường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *