Nuôi sâu gạo làm thưc ăn cho cá và chim

Nuôi sâu gạo làm thức ăn cho cá và chim

Kinh nghiệm nhiều bà con các tỉnh phía Nam nuôi sâu gạo hay còn gọi là siêu sâu, sâu Superworm (tên khoa học là Zoophobas mario) làm thức ăn nuôi chim và cá cảnh rất hiệu quả. Khi trưởng thành sâu gạo dài khoảng 6-8cm. Loài sâu này dễ nuôi, sống rất lâu và không cần bảo quản kỹ.

Sâu gạo  là thức ăn khoái khẩu, bổ dưỡng của nhiều loài chim ăn sâu và các cảnh. Nuôi sâu gạo chi phí ban đầu thấp, chi phí thức ăn hàng ngày không đáng kể. Sau thời gian nuôi khoảng 2 tháng bà con có thể xuất bán. Giá bán tại nhà khoảng 250.000 đồng/kg, nếu nuôi với số lượng lớn cũng có thể mang lại nguồn thu đáng kể.

Sâu gạo
Sâu gạo

Xin giới thiệu kinh nghiệm nuôi sâu gạo của ông Nguyễn Văn Dân, người đã có 4 năm thâm niên và thành đạt từ nghề này ở thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá để bà con các nơi tham khảo vận dụng.

1. Môi trường nuôi

Nhiệt độ thích hợp cho giống sâu gạo sinh trưởng, phát triển tốt nhất là từ 21-27o C. Sâu gạo chịu lạnh kém, nhiệt độ dưới 17oC chúng dễ chết; trứng không nở được nếu nhiệt độ thấp dưới 22oC, vì vậy về mùa đông bà con cần chú ý giữ ấm cho sâu bằng cách che kín chuồng nuôi, có thể sưởi ấm bằng bóng điện. nhìn chung, các tỉnh phía Nam có thể nuôi sâu gạo quanh năm nhưng các tỉnh phía Bắc chỉ nên nuôi trong các tháng mùa hè để tránh rủi ro.

Trong quá trình nuôi bà con không được để sâu tiếp cúac trực tiếp với ánh nắng chúng dễ bị mất nước và chết. Vị trí đặt nuôi phải chọn nơi thoáng, râm mát.

Xem thêm: Kỹ thuật chống nóng cho cá, tôm

2. Thùng nuôi

Có thể nuôi sâu gạo trong thùng nhựa, thùng xốp hoặc bể kính. Tuy nhiên, theo ông Dân, để tiết kiệm chi phí bà con nên sử dụng thùng, chậu nhựa để nuôi là tốt nhất, Thể tích thùng nuôi 40 lít có thể chứa được khoảng 1.000 con sâu. Dùng chậu có đường kính 60cm, cao 20cm nuôi được khoảng 2kg sâu trưởng thành. Nếu cho sâu sinh sản, mỗi chậu nuôi khoảng 300 con sâu mẹ để chúng đẻ trong vòng 1 tuần rồi thay sáng chậu khác.

Nuôi sâu gạo làm thức ăn sinh học
Nuôi sâu gạo làm thức ăn sinh học

Các thùng hay chậu nuôi đặt trên kệ cách mặt đất ít nhất 30cm, không đặt trực tiếp trên mặt đất nhằm hạn chế tác động của độ ẩm đất và đảm bảo thoáng khí, tránh được các vật hại khác tấn công. Rải một lớp trấu và cám màu vàng (loại cám nuôi gà con) dày 5-10cm dưới đáy chậu trước khi cho sâu vào chậu vừa làm thức ăn, vừa giúp sâu lẩn trốn khi gặp ánh sáng mạnh.

Xem thêm: Điều trị bệnh thối ấu trùng ong bằng sữa chua

3. Thức ăn và cách cho ăn

Thức ăn chính của sâu gạo là cám gà con, ngoài ra có thể dùng các loại rau củ như: táo, khoai tây, cà rốt, dưa hấu… được cắt thành lát mỏng và rau xà lách là nguồn thức ăn cung cấp nước cho chúng. Khoảng 2-3 tháng nên thay một lớp cám mới (tuỳ theo số lượng và độ lớn của sâu), sau khi đã làm sạch các chất thải của sâu bên trong thùng, 3-4 ngày thay các loại thứ ăn tươi nhằm cung cấp nước cho sâu nếu không chúng sẽ ăn thịt lẫn nhau.

Xác định khối lượng cá nuôi trong lồng
Cách cho cá và tôm ăn sâu gạo

Kinh nghiệm của ông Dân là thùng nuôi 2kg sâu trưởng thành, mỗi ngày cho ăn 200g cám. Thời gian cho sâu ăn tôt nhất là sáng sớm và chiều tối, nhưng phải sau khi phun sương giữ độ ẩm cho lớp trấu lót, tránh để cám bị ướt, sâu khó tiêu hoá. Cũng có thể đảm bảo độ ẩm trong chậu giúp sâu có đủ nước, tránh tấn công lẫn nhau và lớn nhanh cần phun sương hằng ngày.

Xem thêm: Phòng và điều trị bệnh rụt mỏ ở vịt con

4. Nhân giống sâu gạo

Muốn cho sâu gạo đẻ trứng để nuôi tiếp cho các lứa sau, trước khi xuất bán bà con chọn giữ lại một số con sâu bố mẹ để cho chúng đẻ trứng. Vòng đời của sâu gạo khi đã lớn đẫy chúng hoá nhộng vũ hoá thành con trưởng thành để cặp đôi rồi đẻ trứng và cuối cùng trứng nở thành sâu con có thể nuôi tiếp. Muốn kích thích cho các con sâu hoá nhộng bà con cho chúng vào vào các hộp kín để chúng “ ngủ nghỉ” một thời gian trước khi hoá nhộng.

Xem thêm: Chế biến bột lá sắn nuôi cá

Kinh nghiệm của nhiều người là cho mỗi con sâu vào một chiếc hộp nhựa đựng film loại 35mm, nắp có đục lỗ cho sâu hô hấp. Sau khoảng 2 tuần sâu sẽ hoá nhộng, sau 2-3 tuần nữa nhộng sẽ phá bỏ kén chui ra hoá thành con bọ trưởng thành, bà con thả chung các con bọ vào một thùng có lót trấu (làm nơi chúng tìm nhau để cặp đôi và đẻ trứng). Thời gian này bọ không ăn gì ngoài hút nước ở các miếng táo, khoai tây, cà rốt rồi đẻ trứng sau 1 tuần. Giữ nhiệt độ trong thùng luôn ở 21-27oC cho trứng nở thành sâu non để nuôi tiếp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *