Chế biến bột lá sắn nuôi cá mang lại hiệu quả kinh tế cao

Chế biến bột lá sắn nuôi cá mang lại hiệu quả kinh tế cao

Theo tính toán, trong chi phí giá thành cho nuôi trồng thuỷ sản ở mức độ thâm canh ở nước ta từ trước đến nay, ngoài vật tư, con giống, nhân công ra, chi phí về thứuc ăn chiếm tới 50%, trong đó thành phần protein cao nhất. Nguồn cung cấp protein trong thành phần thức ăn thuỷ sản chủ yếu là bột cá, nhưng giá thành lại quá đắt.

Kỹ thuật ủ lá sắn làm thức ăn cho gia súc
Chế biến lá sắn thành bột lá sắn

Từ trước đến nay nông dân các vùng miền nước ta vẫn sử dụng là và ngọn cây sắn làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm và thuỷ sản khá phổ biến. Phân tích thành phần lá sắn có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng tương đối cao: Protein chiếm tới 21%, chất béo 5,5%, chất xơ thô 21%.

Xem thêm: Kỹ thuật chống nóng cho cá, tôm

Tuy nhiên, do hàm lượng chất xơ trong thành phần lá sắn cao làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá của cá nên muốn sử dụng nguồn protein trong lá sắn một cách an toàn và hữu hiệu phải tìm ra được phương pháp chế biến thích hợp.

Mới đây nhóm các nhà khoa học Khoa Thuỷ sản trường Đại học Nông Lâm Huế hợp tác với các nhà khoa học đến từ trường Đại học Nông nghiệp nhiệt đới nước Cộng Hoà Colombia thực hiện thành công đề tài nghiên cứu khoa học: “Chế biến bột lá sắn thay thế bột cá trong thành phần thức ăn nuôi cá rô phi dòng Gift”.

Chế biến bột lá sắn nuôi cá
Chế biến bột lá sắn nuôi cá

Các mô hình thử nghiệm được triển khai tại xã Vân Thuỷ, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế cho kết quả rất tốt: cá tăng trưởng tốt, tỷ lệ cá nuôi sống đạt cao từ 76 đến 90%, chi phí giá thành hạ, cho lợi nhuận cao. Chúng tôi xin phép giới thiệu tóm tắt nội dung đề tài và cách làm theo hướng dẫn của trường Đại học Nông Lâm Huế để bà con nông dân tham khảo, vận dụng:

Xem thêm: Điều trị bệnh thối ấu trùng ong bằng sữa chua

Theo hướng dẫn của TS, Mạc Như Bình, lá sắn tươi được phơi khô đến độ giòn 2-3 ngày rồi đem xay nhỏ (kích thước khoảng 0,5-1mm), bảo quản nơi khô ráo. Sau đó phối trộn với cám, bột cá, Premix khoáng để làm thức ăn nuôi trồng thuỷ sản. Tuỳ theo giống cá, tuổi cá và thời kỳ sinh trưởng mà phối trộn bột lá sắn thay thế cho bột cá theo tỷ lệ cho thích hợp: từ 25, 50, 75 và 100%.

Kỹ thuật nuôi cá thát lát cườm
Thức ăn sinh học cho cá

Thực tế các mô hình thử nghiệm vừa qua cho thấy, sau thời gian 6 tháng lần lượt thay thế  25,50, 75 và 100% bột cá bằng bột lá sắn làm thức ăn cho cá rô phi cho thấy: cá tăng trưởng tốt, tỷ lệ sống của nuôi đạt từ 76-90%, chi phí giá thành giảm nhiều dẫn đến lợi nhuận cao hơn so với cách nuôi cũ.

Xem thêm: Phòng và điều trị bệnh rụt mỏ ở vịt con

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *