Kỹ thuật nhân giống nhím

Kỹ thuật nhân giống nhím

Phong trào nuôi nhím đang lan rộng ở nhiều địa phương vì chúng dễ nuôi, ít bị dịch bệnh, thịt nhím là đặc sản, dễ tiêu thụ với giá thành cao; đầu tư chi phí thấp mà hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, do nhu cầu nuôi lớn mà giá con giống thường cao gây trở ngại cho người nuôi. Sau đây xin chia sẻ kinh nghiệm nhân giống nhím để bà con tham khảo:

1. Cách phân biệt nhím đực, nhím cái

– Lúc nhím còn nhỏ, đặt nhím nằm ngửa, dùng 2 ngón tay vạch lỗ sinh dục ra, thấy gai giao cấu lộ ra là ním đực, không thấy là nhím cái.

– Khi nhím trưởng thành, nhím đực mỏ dài, đầu nhọn, thân hình thon dài, đuôi dài hơn con cái, tính hung dữ, hay xù lông, rung chuông, đạp chân phành phạch để tấn công đối phương, Nhím cái mỏ ngắn, đầu hơi tròn, thân mình mập và ngắn hơn con đực, đuôi ngắn, tính hiền lành, chỉ hung dữ lúc đẻ. Bắt nhím cho vào rọ hẹp, nhấc lên dùng ngón tay gãi nhẹ vào cơ quan sinh dục cách hậu môn 2-3cm, nếu thấy dương vật thòi ra là nhím đực, nếu không là con cái.

Phân biệt nhím đực, cái
Phân biệt nhím đực, cái

2. Kỹ thuật nhân giống nhím

– Nên cho con cái phối giống từ 10-12 tháng tuổi. Thời gian động dục thường kéo dài 3-4 ngày, thời điểm phối giống thích hợp nhất là 2 ngày sau khi nhím cái động dục. Khi động dục, con cái thường có các biểu hiện: đi loanh quanh trong chuồng, hít ngửi liên tục. Nếu tác động vào người chúng đứng yên và cong đuôi lên, đôi khi bỏ ăn. Còn con đực cũng chạy lăng xăng và hít ngửi liên tục, chân cào liên tục xuống nền chuồng rối rít lên.

Xem thêm: Ủ thân cây ngô làm thức ăn cho bò sữa

– Thời gian mang thai của nhím từ 95-100 ngày, thường đẻ về đêm. Mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 1-3 con. Đẻ sau 1 tháng nhím có thể động dục trở lại, tuy nhiên tuỳ tình hình sức khoẻ và nhu cầu giống để quyết định nên cho phối giống hay không.

Kỹ thuật nhân giống nhím
Kỹ thuật nhân giống nhím

– Khi nuôi cần tách riêng nhím đực và nhím cái. Khi thấy nhím cái có biểu hiện động dục thì bắt nhím đực thả vào ô nhốt nhím cái cho chúng phối trong thời gian 4-6 ngày. Nếu nhím cái đang nuôi con thì bắt nhím con ra chỗ khác để tránh nhím đực cắn chết nhím con. Sau mỗi lần phối giống bổ cần bổ sung thêm thức ăn giàu chất đạm, chất béo và giá đỗ cho nhím đực. Mỗi con đực chỉ nên cho giao phối với không quá 8 con cái và luôn luân chuyển đực cái để tránh cận huyết.

Xem thêm: Kỹ thuật ủ lên men cỏ làm thức ăn dự trữ cho gia súc

3. Chăm sóc nhím sinh sản

Tăng cường thêm thức ăn giàu dinh dưỡng, đủ các hàm lượng chất khoáng cho nhím cái trong thời gian mang thai. Khu vực nuôi nhím sinh sản cần tách ra riêng cho yên tĩnh, tránh chấn động mạnh. Vệ sinh chuồng trại hàng ngày, giữ thoáng mát về mùa hè, che ấm về mùa đông. Theo dõi hàng ngày, nếu thấy các biểu hiện bất thường như khó đẻ cần nhờ cán bộ thú y can thiệp, giúp đỡ. Chú ý giữ kín gió, nhiệt độ trong chuồng từ 25-30oC trong tuần đầu sau sinh con để nhím mẹ ủ ấm cho con.

Xem thêm: Điều trị gia súc bị ngộ độc sắn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *