Nội dung bài viết
Phòng trị sâu sừng hại lúa
Tên khoa học: Melanitis leda ismene (Cramer)
Họ Satyridae, Bộ Cánh Vảy (Lepidoptera)
1. Phân bố của sâu sừng
Sâu sừng thường xuất hiện và gây hại cây lúa tại Ấn Độ, Bhutan, Burma, Campuchia, Lào, Nepal, Pakistan, Philippines, Thái Lan và Việt Nam,..
2. Ký chủ.
Sâu gây hại trên cây lúa, mía, sorgho, có Panicum.
3. Đặc điểm sinh thái và sinh học
Bướm màu nâu đậm, mỗi cánh có 2 đốm tròn màu trắng viền nâu nằm ở góc ngoài cánh, mặt dưới cánh trước có một đốm tròn. Cánh có năm đốm tròn xếp dọc theo cạnh ngoài; mỗi đốm chính trắng, bên ngoài viền nâu giống như mắt rắn nên loài sâu này còn có tên là “ bướm mắt rắn”. Cánh sau có 2 đốm có cấu trúc tương tự như cánh trước nhưng nằm ở góc sau cánh. Cánh xếp trên lưng khi đậu. Bướm sống khoảng hai tuần, một bướm cái đẻ từ 50-100 trứng.
Xem thêm: Phòng trừ cào cào xanh hại lúa
Trứng màu vàng nhạt sáng, đẻ được thành từng hàng hay riêng lẻ trên lá lúa. Thời gian ủ trứng khoảng 4 ngày.
Ấu trùng màu xanh hơi vàng, rất giống màu lá lúa, toàn cơ thể phủ lông mịn màu vàng. Đầu sâu có 2 gai thịt màu đỏ đưa ra như 2 cái sừng nên còn có tên là “ Sâu sừng”. Cuối bụng có hai gai. Ấu trùng có 3 tuổi, phát triển trong thời gian từ 17 đến 25 ngày.
Nhộng màu xanh bóng, treo trên lúa, thời gian nhộng từ 7 đến 10 ngày.
4. Tập quán sinh sống và gây hại
Ấu trùng ăn gặm lá lúa và thường ăn luôn cả phiến lá.
5. Biện pháp phòng trị sâu sừng
Sử dụng các loại thuốc trừ sâu thông dụng khi thành phần cũng như mật số thiên địch không đủ để khống chế mật số sâu.
Xem thêm: Phòng trừ bọ xít đen hại lúa