Nội dung bài viết
Trồng cà chua trái vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao
Từ trước tới nay, cà chua chủ yếu được trồng vào vụ đông (tháng 9, 10), thu hoạch chính vụ (từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau). Do thu hoạch tập trung với sản lượng lớn nên bán với giá không cao, nhiều năm tuy được mùa nhưng bị rớt giá, một số nơi không tiêu thụ được đành phải đổ bỏ gây thất thu cho người trồng.
Trong những năm gần đây nhờ áp dụng nhiều biện pháp cải tiến giống, bố trí lịch rải vụ trồng và kỹ thuật canh tác, một số gia đình đã trồng được cà chua trái vụ (cả vụ sớm lẫn vụ muộn) cho lợi nhuận cao gấp 2-3 lần so với cà chua chính vụ.
Tuy nhiên, do tác động của các yếu tố thời tiết, khí hậu bất thuận nên cà chua trái vụ rất khó trồng, dễ thất bại bởi hay bị nhiều đối tượng sâu bệnh hại tấn công, gây hại như: bệnh héo rũ, héo xanh, bệnh thối quả, bệnh thối rễ gây chết cây…
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia bộ môn Rau, gia vị (viện Nghiên cứu rau quả) và kinh nghiệm của các nhà vườn trồng cà chua trái vụ thành công, xin giới thiệu một số điểm chính trong quy trình trồng cà chua trái vụ để bà con nông dân tham khảo, áp dụng.
Xem thêm: Kinh nghiệm trong công tác phục tráng lúa giống
Về giống:
Hiện nay ở nước ta có nhiều bộ giống cà chua lai F1 nhập nội có nhiều ưu điểm như: năng suất cao, chất lượng tốt, sinh trưởng khoẻ, thời gian cho thu quả kéo dài, khả năng chống chịu khá với một số loại bệnh, khả năng chịu nhiệt cao nên có thể trồng được cả 3 thời vụ (vụ sớm, chính vụ và vụ muộn) Tuỳ theo thời vụ và nhu cầu lấy quả (ăn tươi hay làm nguyên liệu chế biến công nghiệp) mà liên hệ với các đại lý hạt giống rau và các công ty giống cây trồng để được tư vấn cụ thể.
Các thời vụ trái (sớm và muộn) đều gặp thời tiết bất lợi: mưa nhiều, độ ẩm cao nên cà chua hay bị các bệnh nấm, vi khuẩn, virus tấn công gây hại tập trung vào giai đoạn cây bắt đầu ra hoa cho đến khi thu hoạch do đó nên áp dụng biện pháp ghép ngọn cà chua trên gốc cà tí, EG203 để trồng vì giống cà tím có khả năng chống chịu và kháng các bệnh nói trên rất cao.
Xem thêm: Trồng xen gừng tươi dưới tán cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao
Thời vụ:
Vụ cực sớm gieo ươm cây con từ 17/7 đến 31/7, trồng từ 5/8 đến 25/8, thu hoạch từ cuối tháng 9, vụ sớm gieo ươm cây giống từ 5/8 đến 15/8, trồng đầu tháng 9, thu hoạch đầu tháng 10, vụ chính (vụ đông) gieo ươm cây giống từ 5/9 đến 15/9, trồng tháng 10-11, thu hoạch từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau; vụ muộn (vụ xuân hè), gieo ươm cây giống từ 15 đến 20/1, trồng từ 15 đến 20/2, thu hoạch tháng 4-5 và vụ cực muộn (vụ hè), gieo ươm cây giống từ 1-15/3, trồng từ 25/3 đến 10/4, thu hoạch tháng 5-6.
Chuẩn bị đất:
Vì trồng trái vụ gặp thời tiết bất thuận nên tuỳ thời vụ mà áp dụng các biện pháp làm đất thích hợp: có thể cày phơi ải, làm đất nhỏ với vụ cực sớm hoặc muộn (xuân hè) nhưng với các vụ sớm (tháng8-9) nên áp dụng kỹ thuật làm đất tối thiểu: cày vỡ đất lên luống, đặt cây giống cùng với một nhúm phân trộn trấu, đất bột làm đất mồi để khi cây bén rễ, hồi xanh, đất khô ráo thì xới nhỏ, bón phân vun gốc bình thường.
Lên luống rộng 90-100cm, cao 25-30cm (tránh úng ngập do mưa nhiều). Trên luống trồng 2 hàng cách nhau 65-70cm, cây cách nhau 45-50cm (tuỳ theo giống và loại hình sinh trưởng hữu hạn, bán hữu hạn hau vô hạn) để có mật độ khoảng 900-1000 cây/sào Bắc Bộ (360m2).
Làm giàn đỡ cây, cắt tỉa cà chua
Bỏ bớt lá già ở gốc, tỉa bớt nhánh phụ ở gốc và các lá già cho thông thoáng, hạn chế sâu bệnh. Nếu có điều kiện nên đầu tư màng phủ nông nghiệp để hạn chế sâu bệnh hại, ngăn cỏ dại, đỡ công tưới nước và cũng hạn chế ảnh hưởng của độ ẩm trong các tháng mưa nhiều.