Nội dung bài viết
Yêu cầu ngoại cảnh và quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô
1. Yêu cầu về ngoại cảnh của cây ngô
1.1. Nhiệt độ
– Để hoàn thiện chu kỳ sống của cây ngô cần tích luỹ lượng tích ôn là 2200 oC. Trong mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau yêu cầu lượng nhiệt cũng khác nhau. Nhiệt độ thích hợp nhất đối với ngô là 25-28 oC.
– Nếu điều kiện nhiệt độ thấp, thời gian kéo dài lá ngô có màu đỏ tía không hút được lân, nếu nhiệt độ quá cao thoát hơn nước lớn sẽ làm giảm quá trình quanh hợp. Đặc biệt ở giai đoạn trổ cờ phun râu gặp nhiệt độ cao sẽ làm cho hạt phấn mất sức nảy mầm, râu ngô bị khô lại làm giảm khả năng tiếp nhận của hạt phấn.
1.2. Nước và lượng mưa
– Ngô là cây có khả năng chịu hạn hơn so với cây ngũ cốc khác (Bình quân mỗi ngày cây ngô bay hơi 1 kg nước). Quá trình hút nước của rễ rất mạnh, trung bình suốt thời gian sinh trưởng của cây ngô cần 200-280 lít nước, có lượng mưa từ 500 -700mm nước là đủ.
– Ngô là cây ưa ẩm nhưng sợ úng. Nếu độ ẩm quá cao cây ngô dễ bị đổ hoặc đất bị bí chặt, thiếu ôxy làm cho cây còi cọc, lá vàng rồi chết.
– Giai đoạn từ 3-4 lá (giai đoạn cây con) cây ngô cần khoảng 20-25% tổng lượng nước cần trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô.
– Giai đoạn từ 7 đến 8 lá đến khi trổ cờ (Giai đoạn lớn vọt) cây ngô cần nhiều nước nhất khoảng 60% tổng lượng nước vì ngô đang trong thời kỳ sinh trưởng thân, lá mạnh, đồng thời đang bắt đầu hình thành bắp, cuối giai đoạn này trước lúc trổ cờ 10 – 15 ngày, ngô cần nước nhiều nhất.
– Giai đoạn chín: Yêu cầu về nước của ngô giảm rõ rệt, lượng nước cần khoảng15-25%. Giai đoạn này nước cần cho quá trình vận chuyển các chất hữu cơ về hạt, nếu thời kỳ chín sữa thiếu nước sẽ làm cho hạt chín ép.
1.3. Ánh sáng và đặc điểm quang hợp của cây ngô
1.3.1. Phản ứng ánh sáng
– Ngô là cây có nguồn gốc nhiệt đới nên chỉ sinh trưởng khoẻ, cho năng suất cao trong điều kiện đầy đủ ánh sáng.
– Thời gian chiếu sáng thích hợp 10-13h ánh sáng/ngày. Bản chất cây ngô có phản ứng với ánh sáng ngày ngắn. Trong sản xuất hiện nay vẫn hình thành các nhóm giống có mức độ phản ứng ánh sáng khác nhau.
+ Phản ứng chặt với ánh sáng ngày ngắn tức là phải có 10 -13h ánh sáng / ngày.
+ Phản ứng trung tính yêu cầu ánh sáng từ 13 -15h ánh sáng /ngày.
+ Phản ứng với ánh sáng ngày dài, yêu cầu ánh sáng ≥ 16h ánh sáng /ngày. Những giống này thường tập trung ở vùng ôn đới, còn hai giống trên tập trung ở vùn g nhiệt đới và á nhiệt đới, tuy hình thành 3 nhóm giống phản ứng với ánh sáng như trên nhưng thực tế nó ít phụ thuộc vào ánh sáng mà chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt độ.
1.3.2. Chất lượng ánh sáng
Năm 1953-1956 Kuperman đã nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng ánh sáng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây ngô, bà nghiên cứu trên hai mặt là bước sóng ánh sáng và thành phần quang phổ trong ánh sáng mặt trời.
– Về Bước sóng ánh sáng: Trong quang phổ ánh sáng mặt trời nếu chủ yếu là bước sóng dài thì nó có tác dụng làm chậm sự sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Quang phổ ánh sáng mặt trời chủ yếu là bước sóng ngắn thì có tác dụng thúc đẩy cả sự sinh trưởng và phát triển của cây ngô.
– Về thành phần quang phổ của ánh sáng mặt trời ảnh hưởng như sau: Trong điều kiện chiếu sáng bằng ánh sáng trắng và xanh lam sự phát triển của cây ngô diễn ra nhanh nhất. Trong điều kiện chiếu sáng bằng ánh sáng đỏ thì sự phát triển của cờ hầu như không bị ảnh hưởng nhưng sự hình thành bắp lại bị chậm 1-2 bước phân hóa.
Trong điều kiện chiếu sáng bằng ánh sáng màu lục thì có tác dụng kìm hãm cả về sinh trưởng và phát dục của cây ngô. Như vậy thành phần quang phổ ánh sáng mặt trời ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ quan sinh sản, sự phát triển của thân và kích thước của lá.
1.3.3. Đặc điểm quang hợp của cây ngô
Cây ngô quang hợp kiểu C4, kiểu quang hợp này có ưu điểm:
– Có ưu thế tạo ra sinh khối lớn cho năng suất cao
– Có hiệu suất sử dụng ánh sáng cao thường đạt từ 4-5% tương đương với 10- 12% bức xạ quang hợp trong khi đó kiểu quang hợp C3 hiệu suất sử dụng ánh sáng 3- 4% tương đương với 6-8% bức xạ quang hợp.
– Có điểm bù CO2 rất thấp nên cường độ quang hợp lớn.
– Hầu hết CO2 chuyển hóa trong quang hợp đều được sử dụng vào quá trình trao đổi chất có nghĩa là quang hô hấp rất thấp hoặc không có. Cây ngô phát huy được kiểu quang hợp C4 là do: Trên lá ngô có nhiều khí khổng, khí khổng đóng mở nhạy, trên là có lớp lông tơ, là c uốn theo hình lòng máng. Yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quang hợp của cây ngô là: Ánh sáng, nhiệt độ, nước, giống và điều kiện chăm sóc.
– Thiếu ánh sáng cây ngô phát triển kém, lóng dài, mềm yếu, dễ đổ, tỷ lệ cây không bắp cao, khả năng tích luỹ chất hữu cơ kém, bắp nhỏ, hạt ít đồng thời còn tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển dẫn đến năng suất thấp.
Xem thêm: Kỹ thuật trồng và chăm sóc khoai lang
– Trong điều ở nước ta, lượng ánh sáng mặt trời rất dư th ừa, cây ngô chỉ sử dụng hết 2-5%. Vì vậy cần chú trọng trồng với mật độ dày hợp lý và có chế độ ch ăm sóc phù hợp.
1.3.4. Yêu cầu đất trồng và chất dinh dưỡng
* Đất
– Đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất phù sa ven sông ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ; đất đen ở cao nguyên Mộc Châu, Mèo Vạc; đất đỏ bazan ở Phủ Quỳ, Tây Nguyên… Loại đất có thành phần cơ giới nặng hơn như trồng ngô đông ở đồng bằng Bắc Bộ, trồng ngô vụ đông xuân ở đồng bằng sông Cửu Long…
* Dinh dưỡng
– Đạm : Là nguyên tố cần trong hầu hết đời sống của cây ngô, trong 3 nguyên tố thì đạm là nguyên tố cần nhiều nhất, thúc đẩy sự sinh trưởng, phát triển của bộ rễ , thân lá, hình thành nên bông cờ, bắp. Thiếu đạm cây sinh trưởng kém, lá có màu xanh nhạt sau chuyển sang vàng rồi chết. Ở ngô ít thấy hiện tượng thừa đạm.
– Lân: Tham gia vào các hợp chất mang các năng lượng trong cây, thườ ng tập trung vào phần non của cây. Vì vậy kích thích lá, rễ, lóng, đốt. Thiếu lân cây sinh trưởng kém, năng suất, chất lượng hạt giảm sút. Thiếu lân lá ngô có màu huyết dụ đầu tiên ở mép lá sau đó lan rộng trên toàn bộ phiến lá. Thiếu lân thường ra hoa chậm, bắp nhỏ, hạt không thẳng hàng.
– Kali: Tham gia vào quá trình vận chuyển các chất hữu cơ, có tác dụng trong việc phân đốt, vươn dài của lóng, hình thành các chồi bắp, kali tăng sức chống chịu cho cây ngô. Thiếu kali cây sinh trưởng chậm, lóng ngắn, hạ t lép nhiều. Biểu hiện thiếu kali mép lá bạc màu, sau đó chuyển sang màu nâu.
2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây ngô
Thời gian sinh trưởng của cây ngô từ khi gieo đến khi chín trung bình từ 90-160 ngày. Thời gian sinh trưởng dài, ngắn kh ác nhau phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh. Sự phát triển của cây ngô có thể chia ra làm hai giai đoạn:
+ Trong giai đoạn đầu (giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng), những mô khác nhau phát triển và phân hóa cho đến khi các cấu trúc hoa xuất hiện. Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng gồm hai chu kỳ. Ở chu kỳ đầu những lá đầu tiên được hình thành và tiếp tục phát triển. Việc sản xuất chất khô ở chu kỳ này chậm, nó kết thúc khi mô tế bào bắt đầu phân hóa hình thành cơ quan sinh sản. Ở chu kỳ thứ 2, các lá và cơ quan sinh sản phát triển, chu kỳ kết thúc với sự xuất hiện của nhị cái.
+ Giai đoạn thứ hai là giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Bắt đầu với việc thụ tinh của các hoa cái. Pha đầu của giai đoạn này có đặc điểm là tăng trọng lượng lá và những phần hoa khác. Suốt pha thứ hai trọng lượng của hạt tăng nhanh (Tanaka và Tamaguchi, 1972).
2.1. Giai đoạn nảy mầm (Từ trồng đến 3 lá)
– Tính từ khi nảy mầm đến khi cây ngô được 3 lá.
– Trước khi nảy mầm hạt hút nước và trương lên do vậy nước luôn có sẵn cho hạt hấp thu.
– Ở giai đoạn này bên trong hạt quá trình oxy hóa các chất dự trữ diễn ra mạnh qua quá trình sinh hóa phức tạp, những chất hữu cơ phức tạo sẽ chuyển thành các chất đơn giản dễ hòa tan.
– Quá trình này xảy ra nhờ hoạt động của các loại men với điều kiện có đủ ẩm, nhiệt độ và thoáng khí. Theo sau quá trình hút nước là sự nảy mầm và sinh trưởng cây con. Ngay sau khi nẩy mầm, một sự thay đổi quan trọng xảy ra khi cây ngừng phụ thuộc vào lượng dinh dưỡng dự trữ trong hạt. Trong giai đoạn này rễ phát triển hơn lá trên mặt đất.
– Yêu cầu ngoại cảnh chủ yếu ở giai đoạn này là nước, nhiệt độ và không khí.
+ Nước: Lượng nước cần thiết cho hạt ngô nảy mầm tương đối thấp (khoảng 45% trọng lượng khô tuyệt đối của hạt). Để đảm bảo đủ nước cho hạt nảy mầm, độ ẩm đất thích hợp trong khoảng 60-70% độ ẩm tương đối. Để đảm bảo độ ẩm cho hạt ngô, khi gieo hạt cần làm đất giữ ẩm khi thời tiết khô hạn và chú ý tiêu nước vào mùa mưa ở các vùng đất thấp.
+ Nhiệt độ: Ngô nảy mầm thích hợp ở nhiệt độ 25-30 oC, tối thấp 10-12 oC, tối cao 40-45 oC . Nếu nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của mầm.
+ Không khí: Lúc hạt nảy mầm tiếp tục cho đến khi ngô được 3 lá hạt hô hấp mạnh nên đất gieo hạt cần phải thoáng. Do vậy cần có biện pháp làm đất, xới xáo thích hợp làm cho đất thoáng (độ thoáng của đất có quan hệ tỷ lệ nghịch với độ ẩm đất).
2.2. Giai đoạn cây ngô con (Từ lúc ngô 3 lá đến phân hóa hoa)
– Đây là pha đầu của giai đoạn 1, nó thường bắt đầu khi ngô đạt 3-4 lá đến 7-9 lá (vào khoảng 10-40 ngày sau khi gieo đối với giống ngô 4 tháng).
– Giai đoạn này cây chuyển từ trạng thái sống nhờ chất dự trữ trong hạt sang trạng thái hút chất dinh dưỡng của đất và quang hợp của bộ lá. Tuy nhiên giai đoạn này thân lá trên mặt đất phát triển chậm.
– Cây ngô bắt đầu phân hóa bước 2-4 của bông cờ. Lóng thân bắt đầu được phân hóa. Các lớp rễ đốt được hình thành và phát triển mạnh hơn thân lá. Đây là giai đoạn làm đốt, hình thành các lớp rễ đốt và bắt đầu chuyển sang hình thành các cơ quan sinh sản đực.
– Điều kiện ngoại cảnh thích hợp cho giai đoạn này.
+ Nhiệt độ thích hợp là 20-30 oC, tối thích trong khoảng 25-28 oC. Giai đoạn này ngô chịu rét khỏe hơn. Nhiệt độ cao ở giai đoạn này cây sinh trưởng nhanh, cây yếu, nếu nhiệt độ thấp, rễ ăn nông, ít rễ con, cây còi cọc, quá trình phân hóa đốt cũng bị ảnh hưởng.
+ Độ ẩm đất: Nói chung giai đoạn này cây ngô không cần nhiều nước. Đây là giai đoạn cây ngô có khả năng chịu hạn tốt hơn trong suốt chu kỳ sinh trưởng. Độ ẩm thích hợp nằm trong khoảng 60-65% (65-70%).
+ Đất đai và chất dinh dưỡng: Đây là giai đoạn cây ngô cần ít nước nhưng lại yêu cầu đất tơi xốp và thông thoáng đảm bảo cung cấp đủ oxy cho rễ phát triển.
2.3. Giai đoạn vươn cao và phân hóa cơ quan sinh sản (Từ phân hóa hoa đến trỗ cờ)
– Đặc điểm ở giai đoạn này là cây ngô sinh trưởng thân lá nhanh, bộ rễ phát triển mạnh, ăn sâu tỏa rộng.
– Cơ quan sinh sản bao gồm bông cờ và bắp phân hóa mạnh: Từ bước 4-8 của bông cờ, bước 1-6 của bắp.
– Giai đoạn này kết thúc khi nhị cái xuất hiện. => Đây là giai đoạn quyết định số hoa đực và hoa cái, cũng như quyết định khối lượng chất dinh dưỡng dự trữ trong thân lá.
Xem thêm: Phòng trừ sâu phao hại lúa
– Điều kiện tốt trong giai đoạn này là:
+ Đầy đủ chất dinh dưỡng, nước tưới với khoảng độ ẩm 70-75% độ ẩm tối đa đồng ruộng.
+ Nhiệt độ thích hợp trong khoảng 24-25 oC, nhiệt độ cao hay thấp quá đều ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng và phân hóa cơ quan sinh sản.
2.4. Thời kỳ nở hoa (Bao gồm trỗ cờ, tung phấn, phun râu, thụ tinh)
– Giai đoạn này diễn ra trong khoảng thời gian không dài, trung bình 10-15 ngày, tuy nhiên đây là giai đoạn quyết định năng suất (pha đầu của giai đoạn 2)
– Cuối giai đoạn này cây ngô gần như ngừng phát triển thân lá, nhưng vẫn tiếp tục hút các chất dinh dưỡng từ đất.
– Các chất dinh dưỡng và các chất hữu cơ bắt đầu tập trung mạnh vào các bộ phận sinh sản.
– Trong điều kiện tốt, đặc biệt là thời tiết thuận lợi quá trình thụ tinh tiến hành tốt bắp mới nhiều hạt.
– Yêu cầu ngoại cảnh trong giai đoạn này hết sức khắt khe, nhiệt độ thích hợp của cây ngô khoảng 22-25 oC.
– Nhiệt độ thấp có ảnh hưởng xấu đến quá trình tung phấn, phun râu thụ tinh. Nhiệt độ trên 35 oC hạt phấn dễ bị chết.
– Ở giai đoạn này cây ngô cần nhiều nước, độ ẩm thích hợp 75-80% độ ẩm tối đa đồng ruộng.
– Độ ẩm không khí khoảng 80%, trời lặng, gió nhẹ, ít mưa, nắng nhẹ (mưa to làm hạt phấn bị trôi).
2.5. Thời kỳ chín (Bao gồm từ thụ tinh đến chín)
– Đây là pha thứ hai trong giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Trọng lượng hạt tăng nhanh, phôi phát triển hoàn toàn. Giai đoạn này kéo dài 35-40 ngày từ khi thụ phấn thụ tinh.
– Chất dinh dưỡng từ thân lá tập trung mạnh về hạt và trải qua những quá trình biến đổi sinh lý phức tạp.
– Giai đoạn chín sữa (18-22 ngày sau phun râu).
+ Hạt bên ngoài có màu vàng và chất lỏng bên trong như sữa trắng do đang tích lũy tinh bột.
+ Phôi phát triển nhanh dần. Phần lớn hạt đã mọc ra ngoài vật liệu bao quanh của cùi.
+ Râu có màu nâu, đã hoặc đang khô.
+ Do độ tích lũy chất khô trong hạt nhanh nên hạt lớn nhanh, độ ẩm khoảng 80%.
+ Sự phân chia tế bào trong nội nhũ của hạt cơ bản hoàn thành, tế bào phồng lên và đầy lên bằng tinh bột.
– Giai đoạn chín sáp (2428 ngày sau phun râu)
+ Tinh bột tiếp tục tích lũy bên trong nội nhũ làm chất sữa lỏng bên trong đặc lại thành bột hồ, 4 lá phôi đã được hình thành.
+ Cùi tẽ hạt có màu hồng nhạt đến hồng do các vật liệu bao quanh hạt đổi màu. Vào khoảng giữa giai đoạn này, bề ngang của phôi bằng quá nửa bề rộng của hạt.
+ Chất lỏng giảm dần và độ cứng của hạt tăng lên sinh ra trạng thái sáp của hạt. Sau đó, những hạt dọc theo chiều dài của bắp bắt đầu có dạng răng ngựa hoặc khô ở đỉnh.
Xem thêm: Phòng trừ ruồi đục lá hại lúa
+ Lá phôi thứ 5 (cuối cùng) và các rễ mầm thứ sinh được hình thành.
– Giai đoạn hình thành răng ngựa (35 -42 ngày sau phun râu). Tuỳ theo chủng loại mà các hạt đang hình thành răng ngựa hoặc đã có dạng răng ngựa. Cùi đã tẽ hạt có màu đỏ hoặc trắng tuỳ theo giống. Hạt khô dần bắt đầu từ đỉnh và hình thành một lớp tinh bột nhỏ màu trắng cứng. Lớp tinh bột này xuất hiện rất nhanh sau khi hình thành răng ngựa như một đường chạy ngang hạt. Hạt càng già, lớp tinh bột càng cứng và đường vạch càng tiến về phía đáy hạt (phía cùi).
Vào đầu giai đoạn này hạt có độ ẩm khoảng 55%. Ở giai đoạn này, nếu gặp thời tiết lạnh, chất khô trong hạt có thể ngừng tích luỹ và lớp đen trên các hạt hình thành quá sớm. Điều này dẫn đến sự giảm năng suất và trì hoãn công việc thu hoạch do ngô khô chậm khi gặp lạnh. Để hạn chế thiệt hại do tác động của lạnh, nên chọn giống chín khoảng 3 tuần trước ngày lạnh gây tác hại đầu tiên ở mức trung bình.
– Giai đoạn chín hoàn toàn – chín sinh lý (55-65 ngày sau phun râu). Sự tích luỹ chất khô trong hạt đạt mức tối đa và tất cả các hạt trên bắp cũng đã đạt trọng lượng khô tối đa của nó. Lớp tinh bột đã hoàn toàn tiến đến cùi và sẹo đen hoặc nâu đã hình thành. Lớp đen này bắt đầu hình thành từ các hạt đỉnh bắp đến các hạt đáy bắp. Hạt ngô lúc này ở thời điểm chín sinh lý và kết thúc sự phát triển.
Lá bi và nhiều lá không còn xanh nữa. Độ ẩm của hạt ở thời gian này tuỳ thuộc vào giống và điều kiện môi trường, trung bình khoảng 30-35%.
2.6. Sự hình thành và phát triển cơ quan sinh sản của cây ngô
Tài liệu nghiên cứu về giải phẫu cây ngô không nhiều, trong đó phải kể đến những công trình của Weatherwar (1916), Miller (1919), Randolph (1936) và Arber (1934).
– Giải phẫu chung về bông cờ và bắp của cây ngô đã được Weathervar ( 1916, 1917) và Arber mô tả: Sự phát triển của gié hoa đã được Miller (1919) và Randolph (1936) mô tả và giải thích rõ ràng sự phát triển của gié hoa và quả dĩnh. Schuster (1910) đã mô tả giải thích một vài giai đoạn ba n đầu của sự phát triển của gié, còn Nogachi (1929) có kèm theo các hình vẽ.
Những mô tả về gié hoa, hạt trong bông cờ và những khác biệt ở hoa cây ngô so với sự phát triển bình thường đã được Kemptom (1913) và Weatherwar (1925) công bố. Những công trình khác cũng được Bonnet (1948, 1953, 1954 ) đề cập đến về giải phẫu về sự phát triển hoa ngô. Kuperman F.M đã chia 9 giai đoạn hình thành bông cờ và 12 giai đoạn hình thành bắp.
Dưới đây là những đặc điểm chủ yếu của các bước hình thành cờ và bắp (theo sự phân chia của Kuperman F.M)
2.6.1. Các bước hình thành bông cờ
– Bước 1: Lúc này ngô mới mọc, điểm sinh trưởng nhô lên chưa phân hoá, có đáy rộng, ở đáy có thể nhìn thấy 5-6 lá mầm.
– Bước 2: Chuỳ sinh trưởng kéo dài, phân hoá các mắt của đốt mầm thân. Mầm lá cũng bắt đầu xuất hiện dưới dạng bẹ. Cuối bước 2 ở nách lá đã hình thành những điểm sinh trưởng nhánh bên. Điều kiện ngoại cảnh tốt hay xấu trong bước này có ảnh hưởng lớn đến số đốt trên thân sau này.
– Bước 3: Chuỳ sinh trưởng tiếp tục kéo dài, thân chuỳ phân đoạn, sau phát triển thành trục hoa. Ở đáy của chuỳ sinh trưởng phân hoá những nhánh bên cuả bông cờ. Bước này thường tiến hành rất nhanh, nếu kéo dài thì đốt của trục hoa nhiều thêm.
– Bước 4: Hình thành các mấu, mầm mống cuả gié. Mỗi mấu này về sau sẽ hình thành 2 hoa. Số hoa ngô của toàn bông do bước này quyết định. Mấu hoa phân hoá nhiều thì sau này hoa sẽ nhiều. Khi thiếu dinh dưỡng, nhất là thiếu P (lân) phân hoá mấu ít, sau này phân hoá hoa đực ít.
– Bước 5: Là bước hình thành hoa đực. Mỗi mấu trên gié sẽ phân hoá thành 2 núm, sau phân hoá thành 2 hoa. Đầu giai đoạn này hoa đực phát triển theo hướng lưỡng tính. Ở chân đế các núm hoa hình thành các điểm lồi sau phân hoá thành nhị đực. Ở giữa phân hoá núm nhị cái, nhưng về sau thì núm nhị cái không phát triển mà thoái hoá dần. Ở các núm nhị đực dần dần hình thành các bao phấn. Ở mỗi hoa phân hoá thành 2 mày nhỏ và 2 màng mỏng.
Xem thêm: Phòng trừ bọ lạch hại lúa
– Bước 6: Là bước hình thành phấn hoa trong bao phấn hoa đực. Nhị đực và bao phấn phát triển nhanh chóng. Mầm nhị cái thoái hoá. Bước này là bước quyết định hoa đực hữu hiệu nhiều hay ít. Gặp điều kiện ngoại cảnh bất thuận như rét, nhiệt độ quá cao, hạn, thiếu chất dinh dưỡng thì nhiều hoa đực bị lép, hạt phấn yếu hoặc không hình thành được hạt phấn.
– Bước 7: Cơ quan bao hoa phát triển che kín các bộ phận củ a hoa, các đốt hoa cờ dài ra nhanh chóng. Lúc này các đốt thân cũng phát triển rất nhanh. Bước này ứng với thời kỳ lớn vọt của thân.
– Bước 8: Hoa cờ nhú ra khỏi bẹ lá ngọn
– Bước 9: Trỗ cờ, tung phấn, cờ tàn. Trên đây là các bước hình thành bông cờ. Riêng hoa đực từ lúc phát sinh đến lúc thành một hoa đực hoàn thiện còn qua nhiều bước.
2.6.2. Các bước hình thành bắp ngô
Trên một cây ngô có thể phân hoá được nhiều bắp ngô. Các bắp ngô phân hoá từ các mầm nách ở nửa phía trên thân ngô. Trình tự tạo thàn một bắp qua các bước sau:
– Bước 1: Hình dáng của bắp là một đế rộng, có núm nhô lên, chỉ khác điểm sinh trưởng của thân ở chỗ đế của nó không có mầm mống lá phôi. Đó là điểm khác nhau căn bản.
– Bước 2: Chuỳ sinh trưởng bắt đầu dài ra, tại gốc phân hoá các mấu, mầm mống của các đốt cuống bắp. Ở mỗi mấu có phân hoá bẹ sau phát triển thành lá bi.
– Bước 3: Chuỳ sinh trưởng tiếp tục dài và gốc có phân đoạn ngắn
– Bước 4: Cấu tạo các thuỳ gié hoa, ở mỗi chuỳ phát sinh 2 núm. Ở bước này điều kiện ngoại cảnh càng thuận lợi thì bắp càng phát triển mạnh, tạo điều kiện để bước sau hình thành nhiều hàng hoa cái và hình thành nhiều hoa cái.
– Bước 5: Các núm gié phân hoá thành hai núm hoa không đều nhau, sau phát triển thành 2 hoa. Mỗi núm hoa bắt đầu xuất hiện vết lõm ở 3 phía, đó là mầm mống của nhị cái. Vào giữa bước 5 nhị cái sinh trưởng mạnh, bao phấn bắt đầu thoái hoá.
– Bước 6: Hình thành các cơ quan chủ yếu của hoa cái. Vòi hoa kéo dài ra, bầu hoa lớn lên, núm hoa bắt đầu có lông tơ. Số hoa cái có khả năng thụ ti nh nhiều hay ít, mạnh hay yếu chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh bước này lúc phân hoá.
– Bước 7: Bắp lớn, các bộ phận của hoa cái phát triển và hoàn thành, tiếp tục hình thành tế bào sinh sản cái, vòi hoa sinh trưởng mạnh.
– Bước 8: Phun râu
– Bước 9: Thụ tinh, râu chuyển thành mầm và héo.
– Bước 10: Hình thành phôi hạt và bắt đầu chín sữa
– Bước 11: Chín sáp
– Bước 12: Chín hoàn toàn Riêng sự hình thanh mỗi hoa cái cũng trải qua nhiều bước.
2.6.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh cơ quan sinh sản của cây ngô
Các bước phát sinh cơ quan sinh sản của cây ngô diễn ra sớm hay muộn, thời gian qua một bước dài hay ngắn phụ thuộc và giống và chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Giống ngô ngắn ngày bắt đầu vào mỗi bước phát sinh cơ quan sớm hơn và thời gian qua một bước cũng ngắn hơn giống dài ngày. Về ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến sự phát sinh cơ quan, nhất là nhiệt độ, ánh sáng có nhiều nghiên cứu và rút ra nhận xét:
– Nhiệt độ cao thúc đẩy quá trình phát sinh cơ quan, các bước phát sinh cơ qu an diễn ra sớm và rút ngắn thời gian qua mỗi bước. F.M. Kupermen dẫn chứng: Nhiệt độ 17-18 oC cây ngô qua bước 3 bông cờ trong thời gian 6-8 ngày. Nhiệt độ 21-23,5 oC trong thời gian 2-3 ngày.
– Giờ chiếu sáng càng ngắn thì sự phát sinh mỗi bước càng sớm và thời gian qua mỗi bước càng ngắn. => Như vậy, tuỳ theo giống và điều kiện thời vụ mà cây ngô có các đòi hỏi và phản ứng khác nhau trong quá trình sinh trưởng phát triển. Muốn điều khiển sinh trưởng và phát triển một cách thích hợp nhất định phải xuất phát từ những đặc điểm này.