Kỹ thuật phân biệt đực cái ở tôm càng xanh
Từ thực tế sản xuất cho thấy năng suất của ao nuôi tôm càng xanh thường có sự khác nhau rất lớn giữa nuôi tôm đực và tôm cái thuần loài. Trong trường hợp nuôi thả toàn tôm đực thì năng suất thường cao hơn tôm cái vì tôm đực thường có sự phân hoá về kích thước rất rõ: một số ít có kích thước to kỷ lục, số khác lại còi cọc, tỷ lệ sống không cao trong khi nuôi toàn tôm cái thì có kích thước đều hơn, tỷ lệ sống cao hơn.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do tôm đực rất hiếu chiến, hay đánh nhau và những con tôm đang lột xác nhiều khi bị con khác ăn thịt. Tuy nhiên tôm càng xanh đực có tốc độ lớn vượt trội so với con cái.
Vì vậy việc phân biệt giới tính đực cái là điều rất quan trọng trong nuôi thâm canh tôm càng xanh, giúp bà con nâng cao được năng suất và thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích ao nuôi. Tổng kết kinh nghiệm các nơi, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản cho biết:
Xem thêm: Kỹ thuật nuôi lươn trong bể lót bạt đạt hiệu quả kinh tế cao
Với các con trưởng thành: Tôm càng xanh có trọng lượng khá lớn. con đực có thể nặng tới 450g/con, thân tương đối tròn, màu xanh dương đậm, chuỳ phát triển nhọn; 1,2 chuỳ ngoài cong lên, trên mắt chuỳ có 11-15 răng, 3-4 răng sau hốc mắt, mắt dưới thường có 12-15 răng. Chiều dài của chuỳ tôm cái thường bằng hoặc ngắn hơn vỏ đầu ngực trong khi tôm đực dài hơn chiều dài vỏ đầu ngực.
Khi chiều dài bình quân đạt 8-14cm, trọng lượng cơ thể từ 10-12g, tôm càng xanh có sự phát triển tương đương giữa con đực và con cái. Khi chiều dài vượt 14cm, thì con đực phát triển nhanh hơn con cái. Khi tôn trưởng thành thì sự khác biệt giữa con đực và con cái rõ ràng hơn: Tôm đực lớn nhanh hơn con cái, nên trong những con cùng tuổi cùng điều kiện chăm sóc thì bao giờ tôm đực cũng to hơn tôm cái, với tôm bột, sau 7 tháng con đực có thể đạt tới 110g/con trong khi con cái chỉ đạt 50g.
Xem thêm: Kỹ thuật nuôi cá bống tượng trong bể đất lót Nylon
Với tôm chưa thành thục hoàn toàn: ta có thể phân biệt đực, cái nhờ biểu hiện bên ngoài của cơ quan sinh dục của chúng. Với con đực thì lỗ sinh dục nằm ở gốc đôi chân bò thứ 5 trong khi lỗ sinh dục cái lại nằm ở gốc đôi chân bò thứ 3, ngay sau đôi càng. Bằng mắt thường ta có thể thấy trên đôi chân thứ 2 của tôm đực có hai nhánh, còn tôm cái vị trí này chỉ có một nhánh.